Mô Hình Sản Xuất Tỏi Theo Hướng An Toàn

Ngày 01-3, tại xã Nhơn Hải (Ninh Hải), Ban quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trung tâm tư vấn và phát triển công nghệ (Viện nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố) tổ chức Hội thảo đầu bờ Mô hình sản xuất tỏi theo hướng an toàn.
Tại đây, gần 100 nông dân trên địa bàn được hướng dẫn quy trình sản xuất tỏi từ công đoạn chuẩn bị đến khi thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, một số kỹ thuật lựa chọn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả kinh tế và tính bền vững của quy trình sản xuất an toàn,…Mô hình được triển khai từ tháng 12/2012, trên diện tích 22,5 ha tại xã Nhơn Hải với sự tham gia của 80 hộ dân. Bên cạnh việc được tập huấn kỹ thuật trong suốt quá trình sản xuất, các hộ tham gia mô hình còn được hỗ trợ 10% giống, một phần thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học,…
Có thể bạn quan tâm

Dù chỉ còn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, nhưng thời tiết xấu kéo dài trong nhiều ngày qua đã khiến cho hàng loạt tàu đánh cá xa bờ tại miền Trung không thể ra khơi.

Vĩnh Long là tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn thứ hai ở ĐBSCL. Nhờ có lợi thế về thổ nhưỡng, nằm giữa vùng đất phù sa sông Tiền và sông Hậu nên cây ăn trái ở đây nổi tiếng ngon, mẫu mã đẹp và đa dạng về chủng loại.

Năm 2013, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng tăng nhanh và nhiều nông dân thả nuôi liên tục nhiều vụ trong năm. Nguyên nhân là do người nuôi tôm thẻ chân trắng được mùa, trúng giá với lợi nhuận mỗi vụ tới 500-700 triệu đồng/ha.

Khóm Cầu Đúc từng nổi danh một thời, giúp nhiều hộ nông dân ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) ăn nên làm ra, tuy nhiên những năm gần đây do giá khóm không ổn định, đất bạc màu cộng với bệnh chết bụi khá phổ biến, làm cho người trồng khóm ở Hỏa Tiến gặp không ít khó khăn.

Do đặc điểm địa hình, đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có nhiều vùng trũng, chỉ cấy được một vụ lúa/năm nhưng năng suất bấp bênh, hay bị ngập úng, dẫn đến người nông dân thường bỏ ruộng.