Mô Hình Sản Xuất Tỏi Theo Hướng An Toàn

Ngày 01-3, tại xã Nhơn Hải (Ninh Hải), Ban quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trung tâm tư vấn và phát triển công nghệ (Viện nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố) tổ chức Hội thảo đầu bờ Mô hình sản xuất tỏi theo hướng an toàn.
Tại đây, gần 100 nông dân trên địa bàn được hướng dẫn quy trình sản xuất tỏi từ công đoạn chuẩn bị đến khi thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, một số kỹ thuật lựa chọn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả kinh tế và tính bền vững của quy trình sản xuất an toàn,…Mô hình được triển khai từ tháng 12/2012, trên diện tích 22,5 ha tại xã Nhơn Hải với sự tham gia của 80 hộ dân. Bên cạnh việc được tập huấn kỹ thuật trong suốt quá trình sản xuất, các hộ tham gia mô hình còn được hỗ trợ 10% giống, một phần thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học,…
Có thể bạn quan tâm

Tại nhiều nơi chăn nuôi bò sữa của Hà Nội, do các hộ nuôi chưa có sự liên kết với nhau, chăn nuôi còn nhỏ lẻ, nên việc tiêu thụ sữa tươi gặp rất nhiều khó khăn.

“Nếu không tận mắt, tôi không tưởng tượng được ngành sản xuất sữa ở Việt Nam phát triển với công nghệ cao như vậy”- ông Dmitry Stepanenko - Bộ trưởng Nông nghiệp và Lương thực tỉnh Moscow (Nga) cho biết trong chuyến thăm trang trại Tập đoàn sữa TH ở Nghệ An ngày 21.10.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ông Nguyễn Hải Sơn, thôn Nội Hạc, xã Việt Lập, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã tận dụng mặt nước ao sẵn có của gia đình để nuôi ếch kết hợp với cá mang lại thu nhập cao.

Đây chính là loại cây trồng đột phá về kinh tế khi mỗi năm cho người nông dân xã Bảo Quang (TX Long Khánh, Đồng Nai) thu nhập cả tỷ đồng từ mô hình trồng bưởi da xanh.