Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn Hiệu Quả

Anh Trần Ngọc Yên nhà ở số 11/3 ấp 1 xã Xuân Thới Thượng có truyền thống trồng rau lâu đời với 3 cây chính là dưa leo, khổ qua và bông cải. Với diện tích 1 ha trồng rau, sau khi trừ các chi phí thì mỗi năm anh thu lãi khoảng 80 triệu.
Ngoài ra, anh là một trong những người đi đầu trong sản xuất rau theo VietGAP. Giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn do phải thay đổi thói quen canh tác, ghi chép sổ sách, nhiều lúc muốn bỏ, nhưng anh quyết tâm phải làm cho tới cùng để rau của mình được vào siêu thị có chỗ đứng trên thị trường. Sau 3 năm “theo đuổi” VietGAP đến cuối năm 2009 rau của anh đã được cấp chứng nhận VietGAP và sản phẩm của anh đã được tiêu thụ dễ dàng. Thu nhập rất ổn định.
Thấy rau canh tác theo qui trình sản xuất rau an toàn mà sản phẩm vẫn bị mất giá do phụ thuộc vào thương lái, anh rong ruổi để tìm khách hàng. Anh cho rằng bếp ăn của trường học, nhà máy, các cửa hàng rau quả… sẽ là những khách hàng ổn định. Song, anh nhanh chóng nhận ra cần có chính quyền địa phương hỗ trợ mới dễ dàng tìm được khách hàng. Rất may, Hội Nông dân xã Xuân Thới Thượng nhiệt tình giúp đỡ.
Kết quả là ông được nhận cung cấp rau cho bếp ăn của 5 trường mẫu giáo và một số trường học có lớp bán trú. Được sự tín nhiệm của địa phương ông được bầu làm tổ trưởng tổ thu mua rau của HTX rau an toàn Ngã Ba Giồng. Hiện nay, ông nhận làm đầu mối thu mua rau ăn lá hằng ngày cho hơn 20 nhà vườn, với sản lượng bình quân từ 2 - 3 tấn. Khách hàng ổn định của HTX rau an toàn Ngã Ba Giồng hiện nay là: Co.op Mart, Vissan, VFD và một số công ty kinh doanh thực phẩm khác.
Có thể bạn quan tâm

Trong 2 ngày 25 và 26.2, ông Ota Noriya, Giám đốc Công ty TNHH Ota (Nhật Bản) dẫn đầu đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo huyện Vĩnh Thạnh, khảo sát thực địa và tìm cơ hội triển khai Dự án trồng tre lấy bẹ mo.

Theo đó, các nông dân đã được truyền đạt một số kiến thức về cơ chế sinh trưởng, phát triển của cây trồng trong vụ đông xuân; kỹ thuật chăm sóc cây trồng và một số sản phẩm, quy trình, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón chất lượng cao, phù hợp với cây trồng, thổ nhưỡng của các địa phương.

Rà soát lại lĩnh vực nông nghiệp gắn với mục tiêu phát triển bền vững các thôn, bon, trên cơ sở đó có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện phù hợp là cách mà xã Quảng Tín (Đắk R’lấp) đang triển khai nhằm giúp nhân dân từng bước xóa đói giảm nghèo, làm giàu một cách bền vững.

Sau một thời gian trầm lắng, từ đầu tháng 2 đến nay, giá cà phê nhân liên tục tăng đã làm cho thị trường mua bán mặt hàng này sôi động trở lại. Ghi nhận tại các điểm thu mua cà phê và từ phía hộ dân cho thấy, nhiều nông dân đang dự trữ cà phê chờ giá đã mạnh dạn xuất hàng bán để lấy tiền đầu tư cho vụ mới.

Thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, siêng năng, cần cù chịu khó, bám đất bám vườn để làm ăn và từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.