Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Tôm Trong Ruộng Lúa Phát Triển Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Mô Hình Nuôi Tôm Trong Ruộng Lúa Phát Triển Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày đăng: 09/02/2014

Do phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, tiết giảm chi phí sản xuất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm gần đây, mô hình kết hợp tôm - lúa phát triển khá mạnh tại các tỉnh, thành ven biển vùng ĐBSCL.

Hiện diện tích thực hiện mô hình tôm – lúa của Kiên Giang lên gần 70.000 ha, chiếm khoảng 50% tổng diện tích gieo sạ của vùng. Chuyển dịch từ năm 2000, diện tích sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ tôm trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng lên.

Khác hẳn với sản xuất chuyên canh lúa hay tôm, mô hình tôm – lúa giảm rất nhiều chi phí cho nông dân. Tôm nuôi trong ruộng lúa tăng trọng nhanh nhờ nguồn thức ăn dồi dào, sạch bệnh. Còn với cây lúa trồng sau vụ nuôi tôm cũng rất tốt bởi đất được bổ sung độ phì nhiêu, màu mỡ. Từ đó, tạo ra sản phẩm an toàn vì hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu.

Dù hiệu quả được thể hiện ở nhiều mặt, nhất là tạo ra được những sản phẩm sạch, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu; song yếu tố quyết định đến thắng lợi của mô hình này là nông dân phải tuân thủ nghiêm ngặt quy hoạch sản xuất của ngành nông nghiệp. Thực tế, nông dân sản xuất ồ ạt, thiếu tính đồng bộ ngoài việc không mang lại hiệu quả, còn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất chung của nhiều hộ khác.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích canh tác theo mô hình tôm - lúa ở ĐBSCL hiện đạt khoảng 140.000 ha, chưa xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng. Do đó, với những định hướng mang tính chiến lược của ngành nông nghiệp được đưa ra sẽ là tiền đề vững chắc góp phần nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Lâm Đồng Chuyển Đổi, Tăng Nhanh Sử Dụng Giống Mới Lâm Đồng Chuyển Đổi, Tăng Nhanh Sử Dụng Giống Mới

Trong lĩnh vực nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi giữ vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Việc đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và cung ứng nguồn giống chất lượng cao sẽ tạo thế đứng, khả năng cạnh tranh cho lĩnh vực nông nghiệp mà phần lớn khu vực này gắn với đời sống nông dân ở nông thôn.

26/01/2015
Trà Ôn (Vĩnh Long) Vào Mùa Thu Hoạch Củ Sắn Trà Ôn (Vĩnh Long) Vào Mùa Thu Hoạch Củ Sắn

Những ngày này, bà con nông dân ở các xã Lục Sĩ Thành, Phú Thành (Trà Ôn - Vĩnh Long) đang rộn ràng bước vào mùa thu hoạch củ sắn. Hiện tại, giá củ sắn dao động từ 3.000 - 3.300 đ/kg, trừ chi phí phân thuốc, nhân công, nông dân còn lời trên 15 triệu đồng/công.

26/01/2015
Quảng Ngãi Hiệu Quả Từ Giống Mới Quảng Ngãi Hiệu Quả Từ Giống Mới

“Giống mì NA1 này vừa cho củ to lại nằm sát mặt đất dễ thu hoạch, lượng tinh bột nhiều, kháng được sâu bệnh, cây ít đổ ngả. Lúc thu hoạch sướng cái bụng lắm”, bà Bùi Thị Mai ở thôn Điền Chánh, xã Nghĩa Điền (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) hào hứng cho biết.

26/01/2015
Mường Khương (Lào Cai) Trồng Thử Nghiệm 1,5 Ha Cây Quang Bì Mường Khương (Lào Cai) Trồng Thử Nghiệm 1,5 Ha Cây Quang Bì

Năm 2011, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Khương (Lào Cai) được Viện Nghiên cứu môi trường sinh thái thuộc Đại học Lâm nghiệp cung cấp 3 kg hạt giống cây quang bì. Sau đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện đã tổ chức gieo ươm, sản xuất được 1.650 cây giống, trồng trên diện tích 1,5 ha tại thôn Nhân Giống, thị trấn Mường Khương.

26/01/2015
Hậu Giang Triển Vọng Với Cây Ca Cao Hậu Giang Triển Vọng Với Cây Ca Cao

Cây ca cao chịu bóng râm nên trồng xen được với nhiều loại cây có giá trị kinh tế khác để tăng thêm thu nhập cho người dân trên cùng diện tích đất canh tác đã được người dân áp dụng. Trong 3 năm (từ 2009 - 2012), Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Hậu Giang đã thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng ca cao trồng xen trong vườn cây lâu năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở Hậu Giang” với quy mô 150ha.

26/01/2015