Mô Hình Nuôi Tôm Sạch Nhằm Giảm Rủi Ro Và Cải Thiện Môi Trường Ở Bạc Liêu

Ngày 19/5, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu đã chủ trì Hội thảo “Sử dụng vi sinh thay thế hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm sạch” với sự tham gia của hơn 400 hộ nuôi tôm các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu.
Ông Trần Văn Út, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu chỉ rõ: Hiện tình hình dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp nhưng ngành chức năng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Vì vậy, để giảm thiệt hại thấp nhất cho người nuôi tôm, ngành chức năng khuyến khích bà con nên áp dụng mô hình nuôi tôm sạch, nuôi tôm sinh thái bằng cách sử dụng vi sinh thay thế hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm bởi đây là mô hình dễ áp dụng, phù hợp với điều kiện địa phương, ít tốn kém và giảm rủi ro.
Ông Tạ Minh Phú, Chủ tịch Hội nuôi tôm tỉnh Bạc Liêu cũng cho biết: Cách nuôi này không chỉ giảm tác động đến môi trường, không gây ô nhiễm nguồn nước, đất mà còn tạo ra được nguồn sản phẩm sạch, có giá thành kinh tế cao, hướng đến phát triển nuôi tôm theo mô hình bền vững.
Thạc sỹ Lê Anh Xuân, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trúc Anh nhấn mạnh: Nuôi tôm theo mô hình an toàn sinh học không chỉ tạo ra nguồn tôm nguyên liệu sạch, đáp ứng xuất khẩu vào thị trường khó tính, cho hiệu quả kinh tế cao mà còn giảm được chi phí đầu tư, ít rủi ro, không tác động đến môi trường sinh thái, mang tính bền vững cao. Qua theo dõi đánh giá thực tế, nuôi tôm theo mô hình này có thể cải thiện từng bước môi trường nước, đất đã nhiễm mầm bệnh lâu ngày.
Theo thống kê của ngành chức năng, từ đầu năm đến nay, trên 10% diện tích tôm nuôi theo mô hình công nghiệp trong toàn tỉnh Bạc Liêu đã bị dịch bệnh gây thiệt hại không nhỏ cho các hộ dân. Vì vậy, việc khuyến khích các hộ nông dân áp dụng mô hình tôm sạch là giải pháp kịp thời, không chỉ góp phần tháo gỡ bế tắc cho người nuôi tôm mà còn giúp khống chế dịch bệnh trên tôm, cải thiện môi trường, hướng đến phát triển, nhân rộng mô hình nuôi tôm sạch, bền vững ra toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi đó, giá heo hơi tại các trang trại vẫn tiếp tục có xu hướng giảm trong thời gian tết. Ngày 10-2, giá heo hơi tại các công ty lớn được niêm yết ở mức 46.000 đồng/kg trong khi ở các hộ nuôi nhỏ thấp hơn 1.000-2.000 đồng/kg.

Hiện giá hành tím được bán từ 30.000-35.000 đồng/kg, cao hơn ngày thường nhiều lần. Cũng theo bà Quýt, mặc dù tết này nông dân trồng hành bị mất mùa nhưng đa số đều đã được hướng dẫn trồng lại mới kịp thời. “Hành mới trồng phát triển rất tốt, dịp sau tết người dân thu hoạch sẽ có lời” - bà Quýt nói.

Bộ NN-PTNT giao Cục Trồng trọt căn cứ vào yêu cầu về chủng loại hạt giống lúa, ngô để chuyển cho các đơn vị dự trữ xuất, cấp cho các tỉnh bao gồm: tỉnh Lạng Sơn (200 tấn hạt giống lúa và 100 tấn hạt giống ngô); Quảng Trị (100 tấn hạt giống lúa và 70 tấn hạt giống ngô); Phú Yên (600 tấn hạt giống lúa và 55 tấn hạt giống ngô); Khánh Hòa (300 tấn hạt giống lúa và 12 tấn hạt giống ngô); Ninh Thuận (200 tấn hạt giống lúa và 30 tấn hạt giống ngô).

Trong đó, đối với cá tra, diện tích nuôi của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tháng này đạt 2.100ha, tăng 0,8% và sản lượng ước đạt 24.000 tấn, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Một số tỉnh có diện tích và sản lượng cá tra tăng cao như: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, trong đó, Bến Tre đạt sản lượng lớn nhất vùng, tăng 15% so với cùng kỳ.

Tại những vùng trồng hoa, trái cây phục vụ Tết đã sôi động bởi thương lái đến khảo giá và thu mua gom hàng để chuẩn bị đem đi tiêu thụ. Nhìn chung, sản lượng hoa, trái cây Tết trên địa bàn tỉnh giảm hơn so với mọi năm, nhưng lượng hàng hóa từ các nơi khác đổ về khá dồi dào.