Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Thỏ Cho Thu Nhập Cao

Mô Hình Nuôi Thỏ Cho Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 12/08/2014

Gần 12 năm lập nghiệp trên vùng đất khó, bằng ý chí và nghị lực, vợ chồng anh Nguyễn Quang Trường (32 tuổi) và chị Mai Thị Ngoan (31 tuổi), trú ấp 3, xã Tân Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) đã là chủ một mô hình kinh tế tổng hợp với 3 ha cao su, điều, kết hợp chăn nuôi thỏ cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Năm 2002, vợ chồng anh đến Bình Phước lập nghiệp trên mảnh đất hoang sơ. Năm 2012, trong khi chờ thu hoạch cao su và điều, anh Trường đi khắp nơi học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi heo. Với ước mơ làm kinh tế trang trại, anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng xây chuồng trại và ban đầu nuôi 10 con heo nái để gây giống, 50 con heo thịt.

Sau gần một năm, hiệu quả kinh tế không cao và do dịch bệnh nên đàn heo đã giảm một nửa, giá heo lại thấp trong khi giá thức ăn tăng cao. Đầu năm 2013, gia đình anh chuyển sang nuôi gà công nghiệp. Đàn gà có hơn 1.000 con và phát triển rất tốt. Tuy vậy, do gặp dịch, giá gà thấp nên bán hết đàn, anh Trường lỗ 60 triệu đồng.

Rút kinh nghiệm từ những lần thất bại, anh Trường tiếp tục tìm hiểu các mô hình khác để tìm ra vật nuôi phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2013, thông qua các phương tiện truyền thông, được biết mô hình nuôi thỏ đạt hiệu quả kinh tế cao, anh Trường tìm mua 5 cặp thỏ giống về nuôi thử nghiệm.

Anh mua sách hướng dẫn cách nuôi, chăm sóc thỏ. Sau 3 tháng nuôi và nhân giống thành công, anh Trường đã nâng quy mô đàn thỏ lên khoảng 300 con. Qua tuyển chọn, anh Trường đã có giống thỏ chất lượng, đạt trọng lượng bình quân từ 2,5 đến 4kg/con sau 3-4 tháng nuôi.

Anh Trường cho biết: Lúc đầu cũng gặp một số trở ngại như thỏ bị bệnh, không có đầu ra, nhiều lúc muốn bỏ nhưng thấy nuôi không tốn nhiều công sức và chi phí nên cố gắng bám trụ. Học hỏi kỹ thuật trong sách và đúc kết kinh nghiệm thực tế nên chăn nuôi thỏ ngày càng dễ và thị trường cũng đã mở rộng. Thỏ thịt hiện có giá 100-120 ngàn đồng/kg.

Chia sẻ kinh nghiệm, anh Trường cho biết, thỏ con từ khi mới sinh ra đến khi tách mẹ khoảng 1 tháng, nuôi khoảng 5 tháng sau sẽ phối giống. Để thỏ giống khỏe mạnh, sinh sản tốt nên cho thỏ phối giống bình quân 3 tháng sinh sản 2 lứa. Mỗi lứa thỏ mẹ có thể đẻ từ 7 đến 10 con.

Thỏ dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là cỏ, các loại rau xanh, phải cho thỏ uống nước sạch, khu vực nuôi thoáng mát, giữ cho thỏ không bị lạnh và nắng nóng. Cần vệ sinh chuồng trại, khu vực nuôi thường xuyên để hạn chế bệnh. Khi phát hiện bệnh phải điều trị kịp thời, nhất là bệnh ghẻ.

Anh Trường phấn khởi chia sẻ: “Mỗi tuần, tôi cung cấp cho nhà hàng 10 con thỏ, bình quân 3kg/con. Trừ chi phí mỗi tháng cho thu nhập khoảng 10 triệu đồng”.


Có thể bạn quan tâm

Triển vọng mới trong phát triển nuôi cá đặc sản Triển vọng mới trong phát triển nuôi cá đặc sản

“Trong tương lai, Lào Cai sẽ hình thành vùng chuyên canh sản xuất cá đặc sản khi nhu cầu tăng mạnh từ lĩnh vực du lịch phát triển” - đó là nhận định của ông Trần Minh Sáng, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh.

22/07/2015
Nghịch cảnh nghề nuôi tôm ở Đông Hải (Quảng Ninh) Nghịch cảnh nghề nuôi tôm ở Đông Hải (Quảng Ninh)

Khi các cánh đồng lúa ở Đông Hải (Tiên Yên - Quảng Ninh) chín vàng, nông dân hồ hởi ra đồng gặt lúa, thì nhiều người nuôi tôm ở xã lại canh cánh nỗi lo mùa tôm “chín”. Với nhiệt độ thời tiết lên đến 40 độ C đã biến nhiều ao đầm nuôi tôm nơi đây thành những chảo nước nóng khổng lồ, luộc chín những con tôm. Đa phần các hộ vội vàng bán tôm non vì sợ dịch...

22/07/2015
Ổn định cuộc sống từ con ốc len Ổn định cuộc sống từ con ốc len

Sau khi được Nhà nước hỗ trợ khu tái định cư ở ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh chỉ vọn vẹn gần 01ha đất (gồm 0,5ha diện tích mặt nước để nuôi thủy sản, còn lại là đất nền nhà và đất trồng cây rừng), cuộc sống của vợ chồng ông Ngô Oanh Rương gặp rất nhiều khó khăn.

22/07/2015
Bình Định thành lập 369 tổ đội đoàn kết khai thác thủy sản Bình Định thành lập 369 tổ đội đoàn kết khai thác thủy sản

Ngày 19.7, ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Phụ trách Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở NN&PTNT), cho biết: Đến nay, ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh Bình Định đã thành lập 369 tổ, đội đoàn kết khai thác thủy sản trên biển với 1.424 tàu cá tham gia.

22/07/2015
Gỡ khó cho vùng nuôi tôm Gỡ khó cho vùng nuôi tôm

Nhiều năm qua, ngành hàng tôm luôn có giá trị cao trong nhóm đầu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu (XK). Người dân chuyển đổi sản xuất theo nghề nuôi tôm từng làm giàu, đời sống sung túc. Thế nhưng từ đầu năm đến nay trước những thay đổi bởi thời tiết bất thường, dịch bệnh và thị trường XK sụt giảm, trong khi tôm nguyên liệu gặp cạnh tranh giảm giá đã đẩy người nuôi tôm lâm vào thế khó.

22/07/2015