Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Thỏ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô Hình Nuôi Thỏ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 10/10/2014

Đó là trại thỏ Tuấn Phát do anh Trần Thanh Tuấn ở ấp Bãi Vàng, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh làm chủ. Trại gồm 3 khu, với tổng diện tích hơn 400 m2, qui mô hơn 450 con thỏ. Trong đó có 50 con đực và 400 con thỏ cái gồm các giống thỏ gốc Mỹ, Pháp, Đức, Hungari và New Zealand. Đây là những giống thỏ có trọng lượng cao gấp 2 lần so với giống thỏ địa phương.

Bình quân sau khi nuôi từ 3 - 3,5 tháng thỏ đạt trọng lượng từ 2,2 kg - 3,5 kg/con. Mỗi tháng, trại của gia đình anh Tuấn cung cấp cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh khoảng 2.400 con thỏ giống với giá 100.000 đồng/cặp. Anh đã ký kết hợp đồng mỗi tháng cung cấp hơn 100 kg thỏ thịt cho thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, với giá 45.000 đồng/kg thỏ hơi.

Ngoài ra, gia đình anh còn dành hơn 4.000 m2 đất trồng một số loại rau... để đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho thỏ.

Trước đây, gia đình anh chủ yếu trồng lúa, với bản tính cần cù chịu khó học hỏi, năm 2010, anh lên tận thành phố Hồ Chí Minh tìm đến Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam xin tài liệu về kỹ thuật chăn nuôi thỏ để nghiên cứu, sau đó anh ra tận Hà Nội tìm mua 50 con thỏ giống, trong đó có 40 con thỏ cái và 10 con thỏ đực về nhân giống.

Anh Tuấn chia sẻ, thỏ rất dễ nuôi, có thể tận dụng được nguồn phụ, phế phẩm tại chỗ để làm thức ăn cho thỏ. Để nuôi đạt hiệu quả cao, anh thiết kế xây dựng chuồng trại thông thoáng, có ánh sáng và vệ sinh thường xuyên. Kích cỡ lồng nuôi thỏ thương phẩm là 0,6 m x 1 m cho khoảng từ 6 - 8 con, còn kích cỡ lồng cho một thỏ mẹ sinh sản là 0,4 m x 0,6 m. Đối với nuôi trên nền đất dưới mỗi lồng nuôi có phủ bạt ni lông để hứng chất thải, đảm bảo vệ sinh, giảm được dịch bệnh cho thỏ.

Mỗi khu nuôi thỏ anh giăng mùng lưới để phòng tránh muỗi và các loại côn trùng gây hại cho thỏ. Thông thường thỏ hay bị bệnh ghẻ và tiêu chảy. Tuy nhiên, đối với gia đình anh, sau khi thỏ sinh sản được 1 tháng, bắt đầu tách bầy là anh thực hiện tiêm phòng bệnh.

Đối với thỏ mẹ, sau khi sinh sản khoảng 2,5 tháng thì tiêm kháng sinh. Trước khi bán thỏ giống, anh đều tiêm phòng các loại bệnh và hướng dẫn kinh nghiệm và cung cấp tài liệu về kỹ thuật nuôi thỏ cho người chăn nuôi.

Đối với nuôi thỏ sinh sản thường thì sau khi sinh nuôi đến 3,5 tháng là thỏ bắt đầu phối giống. Để biết được thời gian sinh sản của thỏ, cần phải kiểm tra bộ phận sinh dục và có bảng theo dõi từng lồng nuôi theo một quy trình thật nghiêm ngặt, nếu không khi tách bầy sẽ dễ gây trùng huyết khiến chất lượng con giống không đảm bảo và có nguy cơ tuyệt chủng nguồn giống gốc.

Đây là một mô hình nuôi đã phát huy hiệu quả cho kinh tế gia đình góp phần xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn ở nông thôn.


Có thể bạn quan tâm

Lãi Hơn Nửa Tỉ Một Năm Nhờ Nuôi Gà Lãi Hơn Nửa Tỉ Một Năm Nhờ Nuôi Gà

Đến xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ (Long An), ai cũng biết anh Trịnh Văn Bé Sáu là nông dân điển hình thực hiện nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học, mỗi năm lãi hơn 500 triệu đồng.

10/06/2012
Nuôi Dế - Quá Dễ Nuôi Dế - Quá Dễ

Đưa các đĩa có trứng đi ấp trong thùng, khoảng 8 hôm sau trứng sẽ nở ra dế con. Lúc đó ta mới thấy, nó đẻ khủng khiếp, hàng nghìn dế con bò khắp thùng...

24/05/2012
Một Số Lưu Ý Trong Nuôi Cá Lồng Bè Mùa Lũ Một Số Lưu Ý Trong Nuôi Cá Lồng Bè Mùa Lũ

Để hạn chế những thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản trong mùa lũ, bà con nuôi cá lồng bè cần chú ý: Tranh thủ thu hoạch nếu cá đạt cỡ thương phẩm. Nếu cá chưa tới cỡ thu hoạch cần chăm sóc kỹ, cho ăn đầy đủ, đúng liều lượng với những loại thức ăn viên công nghiệp có chất lượng

04/10/2011
Sư Tử Biển Quý Hiếm Nuôi Ở Nhà Ngư Dân Đã Chết Sư Tử Biển Quý Hiếm Nuôi Ở Nhà Ngư Dân Đã Chết

Ngày 3/10, anh Nguyễn Văn Diện (trú tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, con sư tử biển quý hiếm mà gia đình anh bắt được cách đây hơn 2 tháng đã chết

04/10/2011
Nông Dân Nuôi Cá Tra Sợ Nhất Giá Cả Đầu Ra Nông Dân Nuôi Cá Tra Sợ Nhất Giá Cả Đầu Ra

Giá cá đầu ra bất ổn, lên xuống thất thường như hiện nay, có lúc lên cao đến 29.000 đồng/kg, có lúc xuống mức 21.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành nuôi là nỗi lo chung của nhiều người nuôi cá tra ở ĐBSCL.

24/05/2012