Mô hình nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt ở Ân Sơn đạt hiệu quả

Ao nuôi các của một hộ dân
Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, 50% thức ăn tinh; mật độ thả cá giống 2con/m2, trong đó tỷ lệ Rô phi 50%, cá Trắm 20%, cá Mè 30%.
Không những các hộ tham gia mô hình mà các hộ trên toàn xã Ân Sơn cũng được tập huấn kỹ thuật nuôi cá 2 lần.
Qua hơn 4 tháng thả nuôi kết quả đã đạt khá cao như: tỷ lệ cá sống đạt trên 94%. Trọng lượng cá Rô Phi đạt 0,45kg/con; trắm cỏ 0,28kg/con; Mè 0,27kg/con.
Đối với cá Rô Phi các hộ đã bắt đầu thu hoạch để bán. Theo đánh giá: chi phí cho cả mô hình là trên 20,2 triệu, giá trị thu được là 41,2 triệu, lợi nhuận và tiền công thu được gần 21 triệu.
Đối với xã vùng cao Ân Sơn ở sau hồ Vạn Hội, nguồn nước dồi dào rất thuận lợi cho nuôi cá theo hình thức quảng canh.
Sau mô hình này, xã Ân Sơn sẽ tiếp tục nhân ra diện rộng nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện bữa ăn hàng ngày cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Nếu như thời gian trước, giá sưa giống ở Tây Nguyên đắt đỏ thì thời điểm hiện nay, giá loại cây này rẻ như cho.
Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn Thành Lợi (Bình Tân - Vĩnh Long) là một trong những đơn vị đi đầu về sản xuất đậu bắp xanh Nhật gắn với thị trường. Vì thế, hầu hết các xã viên đều an tâm sản xuất, làm giàu.

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng tại hội nghị “Kết nối tiêu thụ rau, màu an toàn” ngày 4-11.

Năm 1990, ông Nguyễn Hồng Khánh đưa gia đình từ tỉnh Bắc Giang vào lập nghiệp tại thôn 11, xã Ea Ô (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk).

Trong khi các mặt hàng nông sản khác đang khó tìm đầu ra, thì sản phẩm chuối thời điểm này lại đang thiếu hàng để xuất khẩu. Nguyên nhân là do sản phẩm chuối của nước ta không đáp ứng được về mặt kích cỡ, độ đồng đều trên từng sản phẩm… theo yêu cầu của đối tác.