Mô hình nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt ở Ân Sơn đạt hiệu quả

Ao nuôi các của một hộ dân
Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, 50% thức ăn tinh; mật độ thả cá giống 2con/m2, trong đó tỷ lệ Rô phi 50%, cá Trắm 20%, cá Mè 30%.
Không những các hộ tham gia mô hình mà các hộ trên toàn xã Ân Sơn cũng được tập huấn kỹ thuật nuôi cá 2 lần.
Qua hơn 4 tháng thả nuôi kết quả đã đạt khá cao như: tỷ lệ cá sống đạt trên 94%. Trọng lượng cá Rô Phi đạt 0,45kg/con; trắm cỏ 0,28kg/con; Mè 0,27kg/con.
Đối với cá Rô Phi các hộ đã bắt đầu thu hoạch để bán. Theo đánh giá: chi phí cho cả mô hình là trên 20,2 triệu, giá trị thu được là 41,2 triệu, lợi nhuận và tiền công thu được gần 21 triệu.
Đối với xã vùng cao Ân Sơn ở sau hồ Vạn Hội, nguồn nước dồi dào rất thuận lợi cho nuôi cá theo hình thức quảng canh.
Sau mô hình này, xã Ân Sơn sẽ tiếp tục nhân ra diện rộng nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện bữa ăn hàng ngày cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm liên tiếp tôm nuôi được mùa nhưng mất giá, năm nay bà con ngư dân ở vùng ven biển và đầm phá có trọn niềm vui khi tôm, cá nuôi vừa được mùa, lại bán được giá.

Có được thành quả như ngày hôm nay, anh Phong đã phải trải qua một quá trình vừa lao động, tìm tòi, vừa mạnh dạn áp dụng những phương pháp, kỹ thuật mới...

Từ xưa đến nay, có lẽ người ta thường chỉ biết đến gà chín cựa ở lễ vật hỏi cưới công chúa Mỵ Nương trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, mà ít ai biết được rằng, nó còn có thực trong đời sống.

Nhờ kiên trì vượt khó, không nóng vội theo hướng “chặt trồng, trồng chặt”, nhiều nông dân ở huyện Chơn Thành (Bình Phước) đã làm giàu trên diện tích chỉ vài sào đất.

Sau khi Báo Đồng Nai có tin, bài phản ánh về tình trạng bắp không hạt ở xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) do nông dân sử dụng giống bắp 30T60 của Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam, phía công ty đã làm việc với địa phương và người dân để thương lượng mức bồi thường cho các hộ dân bị thiệt hại.