Mô hình nuôi nhím cho hiệu quả kinh tế nông hộ

Ông cho biết: “Đây là các loài động vật hoang dã và rất quý hiếm; chiếm ít diện tích chuồng nuôi, có thể tận dụng chuồng nuôi heo để nuôi. Thức ăn rất dễ tìm nên khâu chăm sóc và theo dõi cũng không khó, ít bị dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp; khi được chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ, vệ sinh chuồng sạch sẽ... nhím rất mau lớn và sinh sản nhiều”.
Đối với chuồng nuôi, ông thiết kế nền chuồng bằng xi măng từ nền chuồng heo cũ, xung quanh được xây tường cao 1,5 mét, trong chuồng được chia thành nhiều ô, mỗi ô chuồng nuôi có diện tích 1,5m2, độ cao 1m, vách ngăn các ô được làm bằng lưới sắt.
Nhím là loại ăn tạp nên không kén thức ăn, chủ yếu ăn rau, củ, quả và các sản phẩm nông nghiệp như: cám, gạo, bắp, khoai lang... Nhím con từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành khoảng 10 tháng, trọng lượng đạt từ 8 - 10kg. Bình quân mỗi tháng nhím tăng trọng khoảng 1kg. Sau thời gian mang thai 3 tháng nhím sinh sản, mỗi năm nhím sinh sản 2 lần.
Nhím con từ lúc sinh ra đến khi biết ăn và bán được cho người nuôi phải từ 2 đến 3 tháng, khi đó nhím có trọng lượng từ 3 đến 4kg.
Theo kinh nghiệm ông chia sẻ: Nuôi nhím rất rảnh thời gian, mỗi ngày chỉ rửa chuồng 1 lần và cho nhím ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, thức ăn đơn giản, dễ kiếm, có thể tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp. Chuồng trại dễ làm, không tốn nhiều chi phí. Nhím ít khi mắc bệnh, lâu lâu bị tiêu chảy nhưng sẽ tự khỏi sau 1 - 2 ngày.
Ðồng thời, người nuôi nên rải vôi bột để tiêu độc, sát trùng chuồng nuôi nửa tháng một lần. Nhím rất sợ nước nên khi rửa chuồng không để ướt nhím. Chuồng nuôi nhím phải thiết kế nửa sáng, nửa tối. Trong chuồng nuôi phải có cục đá để nhím mài răng.
Hiện nay sau hơn một năm nuôi, đàn nhím gia đình ông đã tăng lên 40 con, mỗi con có trọng lượng từ 10 đến 15kg, hiện nay mỗi tháng bình quân gia đình ông xuất bán được trên 100kg nhím thương phẩm, với giá từ 500.000 đồng đến 600.000 đồng/kg và con giống có giá 15 triệu đồng/cặp, trọng lượng 3 kg/con.
Có thể nói mô hình chăn nuôi nhím của hộ ông Giãng Văn Nhãn đã tạo được hiệu quả rất đáng khích lệ, mở ra triển vọng về một mô hình chăn nuôi mới đem lại lợi nhuận cao ở địa phương. Từ mô hình chăn nuôi của gia đình ông là tiền đề cho các gia đình trong và ngoài xã học tập, phát huy tinh thần lao động, sáng tạo, góp phần xóa đói giảm nghèo và mở ra hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của địa phương…
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè trên đầm nước mặn Sa Huỳnh lo lắng vì kẻ gian cắt lồng bè nuôi cá của một số hộ nuôi gây thiệt hại hàng chục triệu đồng.

Tuy vào vụ gần 2 tháng và bệnh sữa trên con tôm không còn phức tạp như năm trước, nhưng tình trạng tôm chết rải rác vẫn còn xảy ra, vì vậy vấn đề dịch bệnh đang là nỗi lo thường trực của người nuôi tôm hùm trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa).

Vẫn không ngừng tay múc từng bát cám đổ vào máng cho đàn lợn chị Thanh ở xã Văn Lương, huyện Tam Nông (Phú Thọ) vừa giãi bày: Giá cám bây giờ đắt quá, lãi thấp lắm, không có việc nên chúng em cứ phải nuôi, chứ trừ tiền giống, nhất là tiền mua thức ăn chẳng được bao nhiêu.

Cùng với việc áp dụng công nghệ biogas trong chăn nuôi, gần đây nhiều nông dân ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã thực hiện thành công kỹ thuật làm đệm lót sinh học áp dụng cho nuôi heo, gà.

Đó là một trong những nội dung được quy định tại Quyết định số 1353/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ban hành về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.