Mô Hình Nuôi Ngựa Sinh Sản Ở Bằng Phúc

Dựa vào điều kiện tự nhiên của địa phương, anh Lèng Văn Lực ở thôn Nà Pài, xã Bằng Phúc (Chợ Đồn, Bắc Kạn) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi ngựa sinh sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với nghề nuôi ngựa truyền thống của gia đình, anh Lực dành thêm 4 năm theo học nghề chăn nuôi thú y. Sau khi tham khảo thị trường, năm 2012 anh Lực đã vay vốn để cải tạo, mở rộng chuồng trại, mua 7 con ngựa cái về nuôi. Một năm sau, đàn ngựa cái bắt đầu sinh sản. Trung bình ngựa cái sau 11 tháng sẽ đẻ con, ngựa con nuôi trong vòng 1 năm rưỡi là có thể bán.
Hiện nay đàn ngựa của anh Lực có 14 con (lúc cao điểm có 19 con), trong đó 3 mẹ chuẩn bị đẻ và 3 con ngựa hơn 1 tuổi chuẩn bị xuất bán. Sau hơn 2 năm gây dựng mô hình, anh đã bán ra thị trường 4 con ngựa, thu về khoảng 60 triệu đồng.
Bằng kinh nghiệm của mình, anh Lực chia sẻ: Chăn nuôi ngựa không quá khó, ngựa cũng ít xảy ra dịch bệnh, chi phí nguồn thức ăn ít, chủ yếu là chăn thả tự nhiên. Thời tiết ở Bằng Phúc thường mưa và lạnh hơn so với các nơi khác nên ngựa con sinh trưởng, phát triển chậm hơn, người nuôi cần chú ý phòng bệnh ký sinh trùng đường máu cho đàn ngựa.
Vào mùa lạnh, cỏ mọc ít nên anh Lực bổ sung thêm tinh bột từ ngô, trồng thêm cỏ voi để chủ động nguồn thức ăn. Ngựa là con vật nuôi thuần, không phá hoại hoa màu, do vậy các khu vực đã trồng chè của địa phương đều có thể chăn nuôi ngựa. Đây là một điều kiện thuận lợi lớn để người dân có thể phát triển đàn ngựa.
Vật nuôi này có giá trị kinh tế cao, đồng thời có thể giúp ích rất nhiều cho việc chuyên chở, thồ các loại nông sản, củi, gỗ… Trong thời gian tới, anh Lực cho biết sẽ tiếp tục nhân đàn, đặc biệt là nhân nuôi giống ngựa bạch. Đây cũng sẽ là một hướng đi giúp gia đình anh có thêm thu nhập.
Hiện nay, tổng đàn ngựa của xã Bằng phúc có 170 con. Thấy hiệu quả từ mô hình nuôi ngựa sinh sản của anh Lèng Văn Lực, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã bắt đầu tham gia nuôi ngựa cái sinh sản. Đã có 6 hộ nuôi ngựa với quy mô 5 con trở lên. Những tín hiệu này đang mở ra cho địa phương một hướng đi triển vọng, giúp người dân phát triển kinh tế hiệu quả, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, phường Phú Xá (T.P Thái Nguyên) đã huy động sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp trên địa bàn để triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các hộ nghèo từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống.

Những ngày này, nông dân huyện Đại Từ ra quân sản xuất vụ đông với khí thế nhộn nhịp và khẩn trương. Khắp các xứ đồng từ An Khánh, Cù Vân đến Cát Nê, Văn Yên, Phú Thịnh… đâu đâu cũng thấy cảnh người dân cần mẫn trên đồng ruộng. Cán bộ Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến nông huyện đã trực tiếp xuống cơ sở để tuyên truyền, vận động bà con nông dân gặt đến đâu, làm đất ngay tới đó với phương châm “sáng lúa, chiều cây vụ đông”...

Chăn nuôi đang là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân trong tỉnh. Để bảo vệ đàn vật nuôi, kiểm soát dịch bệnh có vai trò đặc biệt quan trọng. Thời gian qua, mạng lưới thú y cơ sở luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giúp chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi có hiệu quả..

Chương trình giúp hội viên phát triển kinh tế, nâng cao, cải thiện đời sống được các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh coi là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình hoạt động. Xác định, khoanh vùng, tìm hiểu nguyên nhân để hỗ trợ cái hội viên cần, nâng cao kiến thức còn thiếu của hội viên, đưa ra kế hoạch hành động cụ thể...

Thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh vào dịp lễ của các vùng giáo về tinh thần đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết lương giáo, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi hội viên, nông dân vào việc xây dựng tổ chức hội vững mạnh.