Mô Hình Nuôi Lươn Trong Bê Tông, Thu Tiền Triệu

Với kỹ thuật nuôi đơn giản, cho hiệu quả kinh tế cao, một số nông dân ở Cà Mau đang tìm tòi và nhân rộng mô hình nuôi lươn trong bể bê tông.
Ở ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm (TP. Cà Mau), ông Nguyễn Văn Hoàng là người tiên phong phát triển mô hình nuôi lươn trong bể bê tông. Trước đó, qua tìm hiểu, ông Hoàng tìm được đầu mối cung cấp giống và hỗ trợ kỹ thuật nuôi lươn trong bể bê tông từ ông Đoàn Kim Sơn - chủ trại giống Sơn Ca ở ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn (TP.HCM).
Ông Hoàng cho biết, đợt đầu tiên ông mua 100kg lươn giống thả nuôi trong 2 bể, diện tích mỗi bể 6m2. Sau 4 tháng nuôi, lươn tăng từ 20 con/kg lên 3 con/kg và có thể thu hoạch. Hiện, giá lươn trên thị trường khoảng 130.000 đồng/kg, ông Hoàng cũng không phải mang lươn đi tiêu thụ mà có xe của trang trại Sơn Ca đến tận nơi thu mua.
Ông Hoàng hào hứng chia sẻ: “Trước mắt với 2 bể đang nuôi, tui thấy rất khả quan, chừng vài hôm nữa là có thể thu hoạch. Ước tính sau khi trừ chi phí, tui cũng lời ít nhất 30 triệu đồng. Hiện tui đã xây thêm 5 bể nuôi để chuẩn bị thả thêm 300kg giống”.
Cũng theo ông Hoàng, kỹ thuật nuôi lươn rất đơn giản. Mỗi đợt thả nuôi, chỉ cần cho nước vào bể, ngâm cho nước có độ nhớt nhằm tạo môi trường sinh sống thuận lợi cho lươn. Cần chú ý với lươn dưới 2 tháng nuôi thì phải thay nước mỗi ngày 1 lần, sau đó thay nước 2 lần/ngày, sáng từ 6-7 giờ, chiều từ 4-5 giờ.
Lươn là loài ăn tạp nên thức ăn không quá kén chọn, có thể cho lươn ăn các loại cá biển, cá phi. Với 100kg lươn giống, lượng thức ăn khoảng 4kg/ngày, hỗn hợp thức ăn được xay nhuyễn với tỷ lệ 30% cám viên và 70% cá. Ông Hoàng cho biết thêm: Hiện giá cá phi khoảng 12.000-13.000 đồng/kg, cá biển 5.000-6.000 đồng/kg. Nếu mua được thức ăn cho lươn rẻ thì bà con sẽ càng lời nhiều. Hiện tui đã thả nuôi cá phi tại nhà để tiện cung cấp thức ăn cho lươn và giảm chi phí.
Ông Dương Văn Nhất – Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP. Cà Mau cho biết: “Nuôi lươn trong bể bê tông là một mô hình mới nhưng đã bước đầu cho thấy có hiệu quả hơn so với mô hình nuôi lươn trong bùn truyền thống. Hiện Hội Nông dân TP.Cà Mau cũng đang theo dõi chặt chẽ mô hình và sẽ nhân rộng trong thời gian tới”.
Có thể bạn quan tâm

Sau gần 3 năm triển khai, đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm một số cây trồng trên đất sau trồng cam, quýt và cải tạo vườn quả kém chất lượng tại xã Quang Thuận (Bạch Thông - Bắc Kạn)" đã đạt kết quả khả quan. Đề tài đã giúp người dân nhận thức rõ hơn về các biện pháp kỹ thuật để thâm canh tăng năng suất cây trồng.

Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác và tránh tình trạng "được mùa mất giá", Hội Nông dân xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã xây dựng mô hình trồng chuối già cấy mô. Sau hơn 1 năm thí điểm, mô hình đã đem lại nguồn thu nhập ổn định và cao gấp 3 đến 4 lần so với trồng lúa.

Nhiều năm liền vùng nuôi tôm càng xanh lớn nhất ĐBSCL tại huyện Tam Nông (Đồng Tháp) trong vụ nghịch đều thắng đậm, nhưng năm nay lại thất thu, có hộ bị thua lỗ nặng.

Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng cho biết, thực hiện Đề tài “Nghiên cứu cải tạo đất nền sau khai thác và bùn đỏ của Nhà máy Khai thác luyện bauxit- alumin kết hợp với một số chế phẩm hữu cơ thành nền đất trồng tại Tân Rai-Lâm Đồng”, nhóm các nhà khoa học của các Sở Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật Lâm Đồng, Trường Đại học Đà Lạt, Công ty Bauxit Lâm Đồng cùng các chuyên gia trong tỉnh đã trồng thử nghiệm thành công bước đầu cây thanh long và cây dứa cayenne trên 300 mét vuông đất bùn đỏ được trung hòa bằng các vật liệu hữu cơ có tính axit.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ tập trung chỉ đạo chăm sóc lúa, rau màu vụ Hè Thu, vụ Mùa 2015 trong tình hình hạn hán.