Gần 800 Ha Mía Bị Bệnh, Thiệt Hại Hàng Tỉ Đồng

Công ty cổ phần mía đường - nhiệt điện Gia Lai cho biết bệnh trắng lá mía đang gây hại cho gần 800 ha mía ở các huyện Phú Thiện, Ia Pa (Gia Lai), là vùng nguyên liệu mía lớn nhất của nhà máy này.
Bệnh xuất hiện ở diện tích mía lưu gốc lẫn mía trồng mới, hiện vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để trị bệnh. Nếu bệnh nặng có thể giảm năng suất đến hơn 20%. Hiện nhà máy đang có kế hoạch hỗ trợ từ 500.000 - 2 triệu đồng/ha đối với diện tích mía bị phá bỏ.
Thiệt hại cho 1 ha mía bị phá bỏ từ 25 - 40 triệu đồng. Chi cục Bảo vệ thực vật Gia Lai đã khuyến cáo người dân phá bỏ diện tích mía bị nhiễm bệnh, thu gom tiêu hủy để loại trừ mầm bệnh, tránh lây lan sang diện rộng và trồng các loại cây khác trên diện tích mía bị bệnh, sau một năm mới trồng lại mía.
Có thể bạn quan tâm

Từ một thanh niên chăn bò, chỉ sau vài năm chuyển sang nuôi động vật quý hiếm, Trương Thanh Phúc (29 tuổi, xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đã có của ăn của để.

Người chăn nuôi ở Bình Thuận đang triển khai mô hình chăn nuôi lợn trên đệm lót để giữ ấm cho vật nuôi, giảm ô nhiễm môi trường.

Sau vài vụ được mùa, được giá, thì đột nhiên giá mỳ mùa này rớt thê thảm khiến hàng nghìn nông dân ở Krông Pa (Gia Lai) phải đắng họng vì thua lỗ. Lối thoát được trông đợi nhất là Nhà máy mỳ Phú Túc lại “làm eo” quay lưng với lợi ích của nông dân trong khi đó diện tích trồng mỳ toàn huyện đã tăng lên chóng mặt…

Nhiều hộ dân trồng khoai mỡ ở Thạnh Hoá, Long An đang lâm cảnh vô cùng điêu đứng vì sau khi phun thuốc trừ cỏ hiệu Misaron 80WP thì khoai mỡ cháy lá và chết rụi.

Nông dân các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam... đang ào ạt phá rừng phòng hộ, phá vườn, phá ruộng lúa để đào hồ nuôi tôm.