Mô Hình Nuôi Lươn Trong Bể Bạt Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Năm 2014, toàn xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có 57 hộ nuôi lươn trong bể bạt, với tổng số 131 bể, ước tổng sản lượng con giống trên 2.300kg. Sau hơn 6 tháng thả nuôi, đến thời điểm này cơ bản các hộ nuôi đã thu hoạch dứt điểm.
Theo các hộ nuôi, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời có sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình của ngành chức năng nên trong quá trình nuôi gặp nhiều thuận lợi như: lươn ít bệnh, phát triển tốt, đạt trọng lượng. Ước tổng sản lượng lươn thương phẩm thu hoạch được trên 14.300kg, với giá bán 125.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, đa phần các hộ nuôi điều có lợi nhuận từ 10 - 50 triệu đồng; một số hộ không đạt lợi nhuận, chủ yếu do chưa có kinh nghiệm trong chăn nuôi, mua lươn giống trôi nổi nên hao hụt nhiều, chưa có sự đầu tư đúng mức,...
Nhằm giúp cho các hộ nuôi đạt thắng lợi trong thời gian tới, ngành chức năng thị xã đang triển khai nhiều biện pháp thiết thực như: tăng cường mở lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lươn cho dân, thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn theo dõi tình hình dịch bệnh để có hướng hỗ người nuôi phòng trị kịp thời. Được biết ngành chức năng thị xã đang thực hiện quy trình lai tạo lươn giống để cung cấp cho các hộ nuôi giống đạt chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi đó, bà con nông dân Sóc Trăng lại rất ít dịch bệnh tấn công. Theo anh Lê Văn Hầu ở Ấp Kinh Giữa, xã Kế Thành (Kế Sách-Sóc Trăng) cho biết: “Từ ngày có bẫy đèn nông dân an tâm sản xuất, vì có cán bộ khuyến nông theo dõi hằng đêm, nếu có hiện tượng rầy nâu và các loại thiên địch có hại bám đèn nhiều vượt mức cho phép, cán bộ khuyến nông khuyến cáo bà con đi thăm đồng thường xuyên kết hợp phun thuốc bảo vệ thực vật. Nên hai năm gần đây bà con nơi đây chi phí thấp mà vẫn trúng mùa”.

Nông dân tỉnh Quảng Bình chưa kịp mừng vì được mùa lúa vụ đông - xuân thì lại thấp thỏm nỗi lo lúa mất giá, bán không được.

Vụ Đông Xuân năm nay, nông dân các huyện Vân Canh, Tây Sơn, Phù Mỹ… của tỉnh Bình Định đã chuyển đổi trên 500 ha đất chân cao sản xuất lúa và hoa màu hiệu quả thấp sang trồng dưa hấu. Nhờ thời tiết thuận lợi, nông dân đầu tư chăm sóc đúng mức nên dưa hấu phát triển tốt cho năng suất cao.

Xóm Hữu Nghị, xã Hợp Tiến được biết đến là một trong những địa phương trồng vải nhiều, có chất lượng cao của huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Hàng chục năm nay, 48 hộ dân trong xóm vẫn cần mẫn chăm sóc đồi vải của mình để đem đến cho người tiêu dùng những chùm quả chín ngọt.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, người nông dân nuôi tằm tại Trung Quốc đã dần thay đổi và cải tiến phương thức nuôi tằm.