Mô Hình Nuôi Lươn Trong Bể Bạt Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Năm 2014, toàn xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có 57 hộ nuôi lươn trong bể bạt, với tổng số 131 bể, ước tổng sản lượng con giống trên 2.300kg. Sau hơn 6 tháng thả nuôi, đến thời điểm này cơ bản các hộ nuôi đã thu hoạch dứt điểm.
Theo các hộ nuôi, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời có sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình của ngành chức năng nên trong quá trình nuôi gặp nhiều thuận lợi như: lươn ít bệnh, phát triển tốt, đạt trọng lượng. Ước tổng sản lượng lươn thương phẩm thu hoạch được trên 14.300kg, với giá bán 125.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, đa phần các hộ nuôi điều có lợi nhuận từ 10 - 50 triệu đồng; một số hộ không đạt lợi nhuận, chủ yếu do chưa có kinh nghiệm trong chăn nuôi, mua lươn giống trôi nổi nên hao hụt nhiều, chưa có sự đầu tư đúng mức,...
Nhằm giúp cho các hộ nuôi đạt thắng lợi trong thời gian tới, ngành chức năng thị xã đang triển khai nhiều biện pháp thiết thực như: tăng cường mở lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lươn cho dân, thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn theo dõi tình hình dịch bệnh để có hướng hỗ người nuôi phòng trị kịp thời. Được biết ngành chức năng thị xã đang thực hiện quy trình lai tạo lươn giống để cung cấp cho các hộ nuôi giống đạt chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị hữu quan khẩn trương rà soát và di dời những hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn; thường xuyên bám sát địa bàn, theo dõi chặt chẽ tình hình để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn tại địa phương.

Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Tháp, lứa rầy cám mới sẽ nở rộ từ ngày 22 - 31/8 gây hại trên trà lúa đẻ nhánh - làm đòng chủ yếu ở mức nhẹ, trung bình; cục bộ một số diện tích có thể nhiễm nặng do có nhiều lứa rầy gối nhau, tích lũy mật số từ đầu vụ.

Với mục tiêu tiết giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, đảm bảo quá trình canh tác cho cả 3 vụ lúa trong năm, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân có đất ruộng trong cánh đồng mẫu lớn (CĐML) tại địa phương mạnh dạn liên kết lại để cùng nhau bơm tát tập trung trên cùng khu vực sản xuất.

HTX Nông nghiệp An Phú, Đức Trọng đang xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau xanh với nhiều đối tác trong và ngoài nước, nhằm hướng đến ổn định khoản lãi từ 500 - 600 triệu đồng/ha/năm.

Tân Sơn là huyện có diện tích đất rừng khá lớn, trong tổng số hơn 68 nghìn ha đất tự nhiên thì có tới ¾ là đất rừng. Vì vậy công tác bảo vệ và phát triển rừng được huyện đặc biệt quan tâm.