Mô Hình Nuôi Lươn Hiệu Quả

Từ các chương trình và dự án về phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt, Trung tâm Giống thủy sản và Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức nhiều lớp huấn luyện, xây dựng điểm trình diễn để chuyển giao kỹ thuật ương lươn giống và nuôi lươn thịt. Đây là mô hình giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật mới, phát triển kinh tế gia đình.
Anh Hồ Văn Luông, xã Vĩnh Nhuận (Châu Thành): “Sản xuất được lươn giống từ học hỏi kỹ thuật”.
Căn cứ vào quy trình kỹ thuật tập huấn, tôi xây vèo nuôi lươn bố mẹ bằng cao su, rồi chọn lươn bố mẹ tốt cho vào vèo ép trứng. Sau thời gian khoảng 20 ngày thu trứng đem đi ấp vào bể nhỏ, đợi thêm 1 tuần nữa lươn nở (lươn bột), tiếp tục cho lươn bột vào vèo nuôi khoảng 30 ngày thu được lươn giống. Ưu điểm của mô hình là không cần diện tích lớn, có thể tận dụng mặt bằng trước sân nhà. Sản phẩm co thị trường tiêu thụ ổn định, hiệu quả kinh tế cao.
Bản thân là một nông dân chuyên sản xuất lúa, nhưng do diện tích đất nhà ít nên việc sản xuất lúa không đủ chi tiêu sinh hoạt gia đình. Từ khi tham gia học lớp chăn nuôi, sản xuất lươn giống do Hội Nông dân xã tổ chức và được Trung tâm Giống thủy An Giang hướng dẫn kỹ thuật, tôi mạnh dạn đầu tư nuôi lươn giống. Năm 2011, tôi sản xuất được 2.000 con, bán với giá 2.500 đồng/con, sau khi trừ chi phí còn lời khoảng 4 triệu đồng. Năm 2012, tôi sản xuất được trên 30.000 con lươn giống, lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng. Hiện tôi đang có trên 1.000 cặp lươn bố mẹ hứa hẹn sẽ đạt hiệu quả cao hơn các năm trước.
Ông Trần Văn Tốt, xã Long An (Tân Châu): “Nuôi lươn thương phẩm cần phải biết kỹ thuật”.
Bắt đầu thực hiện mô hình nuôi lươn hồi đầu năm 2012, với 2 bể nylon, diện tích 8m2 mỗi bể, sau thời gian nuôi 5 tháng rưỡi, tôi lời trên 8 triệu đồng. Trong quá trình nuôi, tôi thực hiện các công đoạn: Xử lý bể thuần dưỡng và bể nước trước khi thả giống; xử lý lươn giống trước khi thả nuôi; thực hiện chế độ thay nước và phòng trị bệnh (thay nước nước từ 1 – 2 lần trong ngày, đảm bảo môi trường nước sạch để hạn chế dịch bệnh phát sinh, nên lươn sinh sống tốt và phát triển nhanh; đồng thời, còn sử dụng men tiêu hóa, các loại vitamin trộn vào thức ăn, tăng cường sức đề kháng và tiêu hoá tốt). Với chi phí 11 triệu đồng, tôi thu hoạch lươn được 19,2 triệu đồng, trừ chi phí còn lời 8,2 triệu đồng.
Thực tế cho thấy, mô hình nuôi lươn thương phẩm phải giữ môi trường nước sạch, vì nước dơ thì lươn sinh trưởng chậm, năng suất thấp. Con giống nên thả nuôi với mật độ khoảng 60 con/m2 để lươn khỏe, mạnh và ít bệnh; chu kỳ nuôi kéo dài khoảng 7 – 8 tháng, thu hoạch mới đạt năng suất cao. Tuy nhiên, nguồn cung cấp con giống vẫn còn lệ thuộc vào việc khai thác thiên nhiên, khi thả nuôi bị hao hụt lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình.
Bà Nguyễn Thị Thảy (xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú): “Thoát nghèo nhờ được hướng dẫn nuôi lươn thịt”
Được giáo viên hướng dẫn kỹ thuật nuôi, tôi xin đăng ký tham gia xây dựng mô hình, với mong muốn áp dụng kiến thức đã học vào thực tế và có thể vươn lên thoát nghèo thông qua nuôi thủy sản.
Gia đình tôi đã được công nhận là hộ thoát nghèo. Năm 2010, vụ nuôi đầu tiên, sau 7 tháng thu hoạch 98kg, trừ chi phí còn lời 7 triệu đồng. Năm 2011, tôi đầu tư mở rộng thêm 2 bể, thả nuôi 40kg lươn giống, thu 200kg thu lợi nhuận 15 triệu đồng. Năm 2012, tôi thả nuôi 55kg lươn giống, sau 2,5 tháng trọng lượng khoảng 160 gram/con.
Có thể bạn quan tâm

Từ dịp Tết năm 2009 đến nay, người tiêu dùng đã biết đến những cặp bưởi hồ lô in dòng chữ “Tài - Lộc”. Ông Thành cho biết năm nay trái bưởi hồ lô sẽ “biến hóa” thêm 2 hình ảnh mới là thỏi vàng cộng với đồng tiền và chữ “Phúc Lộc Thọ”. Khi được hỏi ai là người nghĩ ra “chiêu” mới này, ông Thành cho biết vì lợi ích của tất cả 26 thành viên trong CLB nên sau nhiều đêm suy nghĩ, ông cùng các thành viên trong CLB đã táo bạo sáng chế thêm 2 cái khuôn có in những chữ trên như muốn chuyển tải đến người tiêu dùng sự may mắn, tiền tài, trường thọ trong dịp năm mới. “Nếu cứ an phận ngồi trên sự thành công cũ thì chắc chắn có ngày sản phẩm của mình sẽ bị bão hòa trên thị trường” - ông Thành chia sẻ.

Trong điều kiện nghề nuôi cá tra xuất khẩu gặp khó khăn kéo dài do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất, nhiều hộ nuôi thủy sản trong tỉnh đã chuyển sang nuôi các đối tượng khác để tránh rủi ro và đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Ngày 25.10, ông Lê Văn Phi - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (KL) huyện Phù Mỹ (Bình Định), cho biết: Đơn vị vừa ra quyết định xử phạt 19,5 triệu đồng đối với 3 hộ (Nguyễn Văn Tự, Nguyễn Xuân Mỹ và Trần Xuân Thủy) về hành vi nuôi nhốt và tàng trữ trái phép động vật hoang dã.

Cán bộ kỹ thuật Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh kiểm tra sức khỏe tôm nuôi sau đợt lũ vừa qua. Ngoài việc hướng dẫn người dân sử dụng con giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, thì việc tổ chức thả giống tập trung tại các vùng nuôi, thực hiện cùng vào, cùng ra để tạo khối lượng hàng hóa lớn gắn với thị trường và thuận lợi cho công tác phòng chống dịch. Người chăn nuôi cần thường xuyên thực hiện khử trùng ao nuôi, hệ thống kênh cấp thoát nước. Các vùng nuôi tôm thâm canh tập trung phát triển thêm các trang trại sản xuất con giống, ương dưỡng giống tôm để nuôi theo hình thức khép kín, đồng thời đảm bảo môi trường nước trong ao nuôi và xử lý nước thải, chất thải rắn theo đúng quy định.

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.