Mô Hình Nuôi Luân Canh Tôm Sú Rong Câu Tại Xã Cam Hòa, Huyện Cam Lâm

Sau hơn 05 tháng triển khai thí điểm dự án Quốc gia về mô hình nuôi luân canh tôm sú – rong câu trong ao nước lợ do Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Khánh Hòa thực hiện, ngày 11/10, hộ nuôi thí điểm đã tiến hành thu hoạch tôm vụ đầu tiên theo mô hình này.
Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh đã chọn ô đìa của gia đình anh Nguyễn Quang Vinh ở thôn Văn Tứ Đông, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm làm thí điểm mô hình nuôi luân canh tôm sú – rong câu.
Trên diện tích 01 hec-ta, mật độ thả nuôi là 15 con/m2, sau 5 tháng nuôi, tỉ lệ tôm sống và phát triển đạt 70%, năng suất thu hoạch khoảng 2,5 tấn/ha. Sau khi thu hoạch tôm sú xong sẽ tiến hành thả nuôi rong câu với mật độ 0,5 kg/m2 trong 5 tháng, qua đó để cải tạo môi trường hướng tới nghề nuôi tôm bền vững.
Dự án này được Trung tâm khuyến nông, ngư tỉnh hỗ trợ về kỹ thuật, đầu tư 100% con giống và 30% chi phí thức ăn. Kết quả thực tế khả quan đã mở ra hướng nuôi tôm mới có hiệu quả và đảm bảo vệ sinh môi trường, phù hợp với việc nuôi trồng thủy sản ven đầm.
Có thể bạn quan tâm

Mùa tôm mới ở ĐBSCL nói chung, Trà Vinh nói riêng đang vào vụ, thế nhưng tại Trà Vinh đã có hơn 2.500ha tôm nuôi bị chết. Tình trạng tôm chết đang xuất hiện tại nhiều địa phương nên người nuôi tôm thấp thỏm âu lo.

Hiện nay, giá gà tam hoàng thịt các trang trại trong tỉnh bán tại chuồng chỉ còn 31 - 32 ngàn đồng/kg, giảm khoảng 10 ngàn đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 4/2013. Với giá gà thịt như hiện nay, người chăn nuôi phải chịu thua lỗ 9-10 ngàn đồng/kg. Đây là đợt hạ giá sâu nhất từ đầu năm 2013 đến nay.

Hàng loạt các vụ bắt giữ cá tầm nhập lậu được cơ quan chức năng thực hiện gần đây, song lượng cá tầm Trung Quốc giá rẻ đổ bộ qua biên giới vào nội địa vẫn rất nhiều, khiến người nuôi cá tầm trong nước khốn khó.

Theo thống kê, tổng đàn lợn của tỉnh Bắc Giang những năm gần đây thường xuyên đạt 1,1 đến 1,2 triệu con. Toàn tỉnh có 430 trại chăn nuôi lợn tập trung quy mô 20 nái và 100 lợn thịt trở lên. Cùng với sự phát triển chăn nuôi thì nguy cơ dịch bệnh cũng gia tăng.

Những năm gần đây, trồng ca cao là một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân huyện Thống Nhất (Đồng Nai). Chỉ riêng tại Hưng Lộc, xã có diện tích trồng ca cao nhiều nhất huyện, đã có trên 80 hécta.