Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học đạt hiệu quả tốt

Mỗi hộ xây dựng một chuồng nuôi có diện tích 20m2/ô, thả nuôi 10 heo con có trọng lượng từ 10 - 15kg/con. Cán bộ khuyến nông hướng dẫn làm đệm lót bằng chế phẩm balasa N01 trộn với trấu và mùn cưa rải thành 2 lớp có bề dày 60cm.
Ông Nguyễn Kim Hùng tham gia mô hình cho biết: Qua 3 tháng nuôi, đàn heo đạt trọng lượng bình quân 80kg/con. Mô hình này giúp giải quyết mùi hôi từ chất thải của heo, tiết kiệm công lao động, điện nước do không cần tắm rửa, vệ sinh chuồng trại, ít dịch bệnh. Tốc độ phát triển của đàn heo đồng đều hơn so với cách nuôi truyền thống.
Từ hiệu quả của mô hình, trong năm 2015, Trạm Khuyến nông huyện Tây Sơn tiếp tục triển khai 3 mô hình chăn nuôi gà, heo sử dụng đệm lót sinh học tại các xã Tây Vinh, Tây An và Tây Xuân.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) có 7 hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) tổ chức mô hình liên kết với doanh nghiệp (DN) sản xuất và bao tiêu lúa giống. Mô hình đã đem lại lợi ích nhiều mặt.

Gia Lai đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch cà phê. Năm nay do thời tiết bất lợi nên cà phê của người dân ở một số địa phương chín sớm hơn mọi năm khoảng 1 tháng. Cả một năm chăm bón đã có thành quả, nông dân không lo về giá cả, năng suất mà nơm nớp nỗi lo mất trộm cà phê.

Không cần bón phân, xịt thuốc, chỉ cần có nhiều nước, lúa mùa nổi có thể cho thu hoạch khoảng 2 tấn/ha, lãi trên 25 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, tại xã Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp diện tích lúa này chỉ còn 50ha, giảm gần 20ha so với trước.

Trong bối cảnh giá mủ cao su liên tục xuống thấp, một người dân ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã mạnh dạn chuyển đổi vườn cao su để sang trồng cây trôm đạt hiệu quả cao.

Vụ Hè Thu năm 2015, nông dân Tây Sơn (Bình Định) sản xuất trên 4.340 ha lúa, đạt 98,7% so với kế hoạch, giảm 171 ha so với cùng vụ năm 2014 (do nắng hạn thiếu nước tưới nên phải cắt giảm một số diện tích).