Mô Hình Nuôi Heo Thịt Trên Đệm Lót Sinh Học Được Đánh Giá Cao

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa tổ chức Hội thảo đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học.
Mô hình nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học do Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã Ngã Bảy làm chủ đề tài được triển khai thực hiện trên đàn heo 8 con của hộ ông Phạm Văn Cơ và ông Võ Văn Tược, ở ấp Ba Ngàn, xã Đại Thành. Tham gia dự án, hộ chăn nuôi được hỗ trợ 30% giá trị con giống; hỗ trợ sửa chữa chuồng nuôi và hỗ trợ 100% giá trị đệm lót sinh học.
Đánh giá kết quả qua hơn 2 tháng triển khai dự án, nhìn chung đàn heo phát triển tốt, hộ nuôi giảm được một số chi phí như: điện, nước, công chăm sóc; đặc biệt là giảm thiểu được tác hại gây ô nhiễm môi trường từ chất thải trong quá trình nuôi. Một đệm lót sinh học có thể sử dụng cho 5 vụ nuôi, chi phí đệm lót cho 1 chuồng nuôi 10m2 tương đương 2,4 triệu đồng. Tuy nhiên, đệm lót sinh học cũng có hạn chế là không có khả năng chịu ẩm, ướt nên chuồng nuôi phải cao ráo và có mái che chắn tốt trong điều kiện thời tiết mưa. Nếu thử nghiệm thành công, mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo thịt, địa phương sẽ tổ chức nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Sẽ có khoảng 30.000 cây cà phê được người chơi “Nông trại Nescafé” gửi đến nông dân, bên cạnh 7 triệu cây giống mà dự án Nescafé Plan đã cung cấp từ năm 2011. Là khẳng định vừa được Nescafé thông tin đến báo chí thông qua việc ra mắt trò chơi trực tuyến thú “Nông trại Nescafé” cho những người yêu cà phê trên khắp Việt Nam.

Ông Lê Văn Nhỏ, nông dân sản xuất giỏi ở xã Tân Phú, huyện Cai Lậy đã 4 năm gắn bó với mô hình này chia sẻ: Thời gian qua, làm chương trình công nghệ sinh thái, tôi thấy rất hiệu quả, giảm được chi phí thuốc trừ sâu do giữ được côn trùng có ích. Theo tôi, để xây dựng nông thôn mới, chúng ta nên tham gia mô hình công nghệ sinh thái cho đồng ruộng tươi đẹp…”.

Trước tình hình này, Trạm Bảo vệ thực vật huyện khuyến cáo bà con nông dân cần giữ vườn tiêu thông thoáng, chăm sóc cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt, bón phân hữu cơ ủ hoai mục và bón cân đối hàm lượng NPK, có bổ sung thêm các nguyên tố trung vi lượng, vệ sinh vườn sau thu hoạch, xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý dịch bệnh ngay từ đầu vụ.

Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Tân Lâm (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) từ năm 2013 đến nay trên địa bàn xã đã có khoảng 100 ha/400 ha trồng quýt đường của toàn xã bị rụng trái, chết cây, nhiều hộ dân phá bỏ để trồng tiêu, nhãn…

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện Mỹ là thị trường tiêu thụ rau, quả lớn thứ tư của Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết trái cây Việt Nam mới chỉ cung ứng cho bộ phận người Châu Á, chưa xâm nhập rộng được vào thị trường này. Thêm nữa, việc đồng ý cho vải, nhãn vào thị trường Mỹ chỉ là bước đầu, còn việc hai loại trái cây này có thể vào được và tồn tại trên thị trường đầy thách thức này là cả vấn đề.