Mô Hình Nuôi Heo Thịt Trên Đệm Lót Sinh Học Được Đánh Giá Cao

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa tổ chức Hội thảo đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học.
Mô hình nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học do Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã Ngã Bảy làm chủ đề tài được triển khai thực hiện trên đàn heo 8 con của hộ ông Phạm Văn Cơ và ông Võ Văn Tược, ở ấp Ba Ngàn, xã Đại Thành. Tham gia dự án, hộ chăn nuôi được hỗ trợ 30% giá trị con giống; hỗ trợ sửa chữa chuồng nuôi và hỗ trợ 100% giá trị đệm lót sinh học.
Đánh giá kết quả qua hơn 2 tháng triển khai dự án, nhìn chung đàn heo phát triển tốt, hộ nuôi giảm được một số chi phí như: điện, nước, công chăm sóc; đặc biệt là giảm thiểu được tác hại gây ô nhiễm môi trường từ chất thải trong quá trình nuôi. Một đệm lót sinh học có thể sử dụng cho 5 vụ nuôi, chi phí đệm lót cho 1 chuồng nuôi 10m2 tương đương 2,4 triệu đồng. Tuy nhiên, đệm lót sinh học cũng có hạn chế là không có khả năng chịu ẩm, ướt nên chuồng nuôi phải cao ráo và có mái che chắn tốt trong điều kiện thời tiết mưa. Nếu thử nghiệm thành công, mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo thịt, địa phương sẽ tổ chức nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, ở ĐBSCL sản lượng các loại cây trồng hằng năm không ngừng gia tăng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của việc dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Tuy nhiên, nhiều hệ lụy từ việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phun xịt thuốc vô tội vạ, thậm chí cây trồng bệnh nhẹ cũng sử dụng thuốc độc hại: ruộng đồng bị đầu độc, sản phẩm kém an toàn...

Những năm gần đây, mức độ thiệt hại mùa màng do chuột trên địa bàn tỉnh Nam Định ngày càng gia tăng do đàn chuột phát triển rất nhanh về số lượng. Ngoài việc gây hại đối với sản xuất nông nghiệp, kho tàng, chuột còn là đối tượng trung gian lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho cộng đồng.

Ngày 31/3, tại khóm Soài Côn, phường 2, thị xã Vĩnh Châu đã tổ chức lễ thành lập Hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu. Đây là Hợp tác xã hành tím được thành lập đầu tiên trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Dự lễ có đại diện Ban Quản lý Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, đại diện các Sở ngành, Ủy ban thị xã Vĩnh Châu và những nông dân tham gia hợp tác xã.

Năm nay, khô hạn khắc nghiệt hơn hẳn mọi năm khiến sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn. Vừa qua, hàng trăm hécta mía ở xã Gia Canh, huyện Định Quán (Đồng Nai) cùng một vài nơi khác cháy rụi khiến nông dân càng bất an, lo lắng.

Vụ xoài năm nay, nhiều chủ vườn đang lao đao khi giống xoài canh nông chủ lực của Cam Lâm (Khánh Hòa) đang bị sâu bệnh gây hại trên 70% tổng diện tích…