Mô Hình Nuôi Heo Thịt Trên Đệm Lót Sinh Học Được Đánh Giá Cao

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa tổ chức Hội thảo đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học.
Mô hình nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học do Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã Ngã Bảy làm chủ đề tài được triển khai thực hiện trên đàn heo 8 con của hộ ông Phạm Văn Cơ và ông Võ Văn Tược, ở ấp Ba Ngàn, xã Đại Thành. Tham gia dự án, hộ chăn nuôi được hỗ trợ 30% giá trị con giống; hỗ trợ sửa chữa chuồng nuôi và hỗ trợ 100% giá trị đệm lót sinh học.
Đánh giá kết quả qua hơn 2 tháng triển khai dự án, nhìn chung đàn heo phát triển tốt, hộ nuôi giảm được một số chi phí như: điện, nước, công chăm sóc; đặc biệt là giảm thiểu được tác hại gây ô nhiễm môi trường từ chất thải trong quá trình nuôi. Một đệm lót sinh học có thể sử dụng cho 5 vụ nuôi, chi phí đệm lót cho 1 chuồng nuôi 10m2 tương đương 2,4 triệu đồng. Tuy nhiên, đệm lót sinh học cũng có hạn chế là không có khả năng chịu ẩm, ướt nên chuồng nuôi phải cao ráo và có mái che chắn tốt trong điều kiện thời tiết mưa. Nếu thử nghiệm thành công, mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo thịt, địa phương sẽ tổ chức nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi đó, các yếu tố con giống, thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến môi trường nuôi luôn biến động; các công trình hạ tầng phục vụ NTCN hiện đang thiếu và yếu, nhất là điện… thì người NTCN nuôi ở mật độ dày (80 - 200 con/mét vuông) khó có thể đạt được hiệu quả như mong đợi.

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Đăk Nông xuất hiện nhiều gương nông dân đi đầu trong việc nuôi thâm canh cá thịt cung cấp cho thị trường nội địa và thị trường trong tỉnh, nhằm phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, họ chính là nhân tố tích cực góp phần thúc đẩy nghề nuôi thủy sản của tỉnh phát triển.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (Bộ NN-PTNN) về tiến độ xây dựng Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ tại thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu).

Thiết bị câu sản xuất trong tỉnh có giá thành thấp hơn nhiều so với thiết bị nhập khẩu của Nhật Bản. Sản xuất thiết bị câu cá ngừ đại dương là nội dung bổ sung của đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương bằng câu tay, kết hợp ánh sáng” do Chi cục thực hiện từ tháng 1/2013- 10/2014.

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh Bạc Liêu áp dụng mô hình sản xuất đa canh - đa con nhằm tăng năng suất, hiệu quả trên một đơn vị sản xuất. Mô hình này giúp nhiều hộ nông dân từng bước vươn lên khá giàu.