Mô hình nuôi heo khép kín mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trang trại heo của ông Đức được xây dựng kiên cố, mái lợp tôn, trần đóng la-phông cùng với hệ thống quạt gió làm mát tùy chỉnh tạo một không gian thoáng mát phù hợp cho sự phát triển của đàn heo, bảo đảm vệ sinh môi trường. Với tổng số vốn đầu tư ban đầu lên đến 2 tỷ đồng, hầu hết các quy trình chăm sóc từ ống dẫn nước uống, nước tắm đến máng thức ăn của trang trại đều tự động nên giảm được sức lao động, tiết kiệm thời gian mà hiệu quả lại cao.
Trang trại của ông Đức liên kết với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh tại Đắk Lắk, theo đó chủ trang trại bỏ vốn xây dựng và phía công ty sẽ cung cấp giống, nguồn thức ăn, kỹ thuật chăm sóc và đầu ra cho người chăn nuôi. Hiện tại, trang trại có 1.300 heo con, mỗi lứa heo chăm sóc chừng 4 - 5 tháng là xuất chuồng. Nhờ đàn heo được chăm sóc tốt, trang trại lại nằm tách biệt với khu dân cư nên công tác phòng dịch được bảo đảm, khó có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ heo khác, chất thải từ heo được xử lý rất kỹ bảo đảm môi trường sinh thái.
Phía công ty cũng thường xuyên cử đoàn giám sát kiểm tra chất lượng để đảm bảo tiêu chuẩn heo sạch. Tất cả quy trình đều tự động nên không tốn nhiều công chăm sóc và thuê nhân công. Anh Bùi Văn Hình, nhân công trang trại cho biết: “Tất cả các quy trình chăm sóc đàn heo của trang trại đều tự động nên tôi không phải vất vả nhiều như nuôi heo bình thường. Đến giờ cho ăn, tôi chỉ phải vác bao thức ăn xuống rồi theo dõi chúng ăn để kịp phát hiện những con có vấn đề về sức khỏe kịp thời kiểm tra sức khỏe cho chúng”.
Toàn bộ số heo nuôi lấy thịt của ông Đức sau khi đến tuổi xuất chuồng được công ty thu mua đem xuất ra thị trường ngoài tỉnh và quốc tế với thương hiệu heo thịt siêu sạch. Hằng năm, trừ tất cả các chi phí, gia đình ông Đức thu về hơn 600 triệu đồng, điều này đã đem lại nguồn thu ổn định và cải thiện việc làm cho nhiều nhân công. Ông Phạm Viết Đại, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ea Kao đánh giá: “Mô hình kết hợp quản lý, bảo vệ rừng với chăn nuôi theo hình thức trang trại của ông Đức đã đem lại hiệu quả rõ rệt, không những vừa góp phần bảo vệ rừng vừa mang lại nguồn thu nhập ổn định phát triển kinh tế”.
Có thể bạn quan tâm

Để phát triển CĐL theo tinh thần QĐ số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết SX gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL, Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) và TCty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) đang chuẩn bị kế hoạch hợp tác liên minh chiến lược SX lúa gạo. Dự kiến CĐL liên kết sẽ mở rộng quy mô diện tích tăng 30% trên tổng diện tích SX lúa ở ĐBSCL.

Mưa lớn liên tiếp trong 2 buổi chiều (2 và 3-12) đã khiến nhiều diện tích lúa vụ hè - thu chưa kịp thu hoạch tại huyện Trảng Bom bị đổ ngã, gây thiệt hại lớn cho bà con nơi đây.

Giai đoạn từ 2016-2020, tỉnh ta phấn đấu nâng giá trị gia tăng lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp lên 700 tỷ đồng, chiếm 10% tỷ trọng ngành nông nghiệp. Diện tích trồng rừng tập trung phấn đấu đạt 16 nghìn ha, trong đó có 14 nghìn ha rừng sản xuất, 2 nghìn ha rừng phòng hộ, đặc dụng. Mục tiêu trên đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn mới có thể thành hiện thực, bởi từ năm 2011 đến nay kế hoạch trồng rừng luôn đạt rất thấp so với kế hoạch đề ra.

Ông Phạm Thế Tài, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT cho biết, chúng tôi đã thành lập đội kiểm tra liên ngành quản lý tình trạng mua bán, vận chuyển cá non tại các chợ trong tỉnh. Ðối với hành khai thác, buôn bán cá non chúng tôi kiên quyết xử lý theo đúng quy định pháp luật. Ðồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân có ý thức bảo vệ cá non.

Nếu mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường giảm thì cấp bù theo lãi suất cho vay do Ngân hàng Nhà nước công bố. Những năm tiếp theo, sẽ cấp bù phần chênh lệch giữa lãi suất ngân hàng cho vay với mức lãi suất chủ tàu phải trả theo quy định.