Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn An Toàn Sinh Học Ở Kim Bình

Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn An Toàn Sinh Học Ở Kim Bình
Ngày đăng: 08/08/2014

Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 5-2014, với tổng số 2.000 con gà giống do 20 hộ dân của xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) thực hiện; Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm khuyến nông Chiêm Hóa hỗ trợ 100% giá trị con giống, 50% thức ăn chăn nuôi, vacxin phòng bệnh, thuốc sát trùng chuồng trại…

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, đến nay sau 3 tháng triển khai, hầu hết đàn gà của các hộ gia đình đã cho thu nhập, trọng lượng đạt trung bình 2 kg/con, tổng thu ước đạt 279 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư ban đầu 107 triệu đồng, mỗi hộ lãi trên 4 triệu đồng.

Gia đình anh La Ngọc Hưng, thôn Pác Chài là một trong những hộ được tham gia mô hình cho biết, trên diện tích của khu vườn và chuồng trại rộng hơn 500 m2, gia đình anh nhận thả nuôi 100 con gà theo phương pháp an toàn trên nền đệm lót sinh học, tỉ lệ gà nuôi sống đạt 98%. Theo chị Hà Thị Nấm, thôn Khuổi Chán thì so với nuôi gà theo cách truyền thống thì nuôi gà an toàn sinh học có lợi thế hơn. Đó là gà được thả tự do ngoài vườn, được ăn các loại thức ăn như cỏ, côn trùng để bổ sung dinh dưỡng, chất lượng thịt gà thơm ngon.

Nuôi gà an toàn sinh học là hình thức sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót để xử lý phân gà nhằm hạn chế thấp nhất việc ô nhiễm môi trường, giảm mùi hôi và góp phần hạn chế bệnh cho đàn gà đặc biệt là bệnh về đường hô hấp; giúp giảm công lao động, các chi phí do phải dọn phân, thay chất độn lót chuồng. Mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học bước đầu đã đạt được những tín hiệu đáng mừng, nhằm cải thiện được kinh tế, tăng thu nhập của các gia đình trên địa bàn xã Kim Bình.


Có thể bạn quan tâm

Khó khăn trong xuất khẩu gạo tụt lùi do độc quyền tập thể Khó khăn trong xuất khẩu gạo tụt lùi do độc quyền tập thể

Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc phải cởi bỏ chính sách “độc quyền tập thể” trong xuất khẩu lúa gạo theo Nghị định 109. Thay vào đó, cần tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp (DN) mới, năng động tham gia xuất khẩu gạo.

14/09/2015
Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp

Độc giả Phạm Hoàn (Đồng Nai) hỏi: Gia đình tôi muốn đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm để sản xuất nông nghiệp thì có được Nhà nước hỗ trợ không? Xin hỏi Nhà nước quy định thế nào về việc hỗ trợ nông dân nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp?

14/09/2015
Từ tú ông thành tỷ phú đầm tôm Từ tú ông thành tỷ phú đầm tôm

Đã từng là ông chủ kinh doanh dịch vụ “sung sướng” có số má ở bãi biển Quất Lâm (Giao Thủy, Nam Định), anh Cao Văn Trúng (40 tuổi) đã bất ngờ bỏ nghề để lên bãi đầm hoang khai phá nuôi tôm thẻ.

14/09/2015
Giảm lãi suất cứu doanh nghiệp thủy sản Giảm lãi suất cứu doanh nghiệp thủy sản

Để giảm áp lực và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị các đơn vị chức năng cần điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuống dưới mức trần 7% như hiện nay; tăng hạn mức tín dụng và tăng thời gian cho vay.

14/09/2015
Lê Bắc Hà được mùa, trúng giá Lê Bắc Hà được mùa, trúng giá

Nhờ thời tiết từ đầu năm đến nay khá thuận lợi nên người trồng lê ở huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã có một vụ lê khá thành công.

14/09/2015