Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn An Toàn Sinh Học Ở Kim Bình

Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 5-2014, với tổng số 2.000 con gà giống do 20 hộ dân của xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) thực hiện; Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm khuyến nông Chiêm Hóa hỗ trợ 100% giá trị con giống, 50% thức ăn chăn nuôi, vacxin phòng bệnh, thuốc sát trùng chuồng trại…
Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, đến nay sau 3 tháng triển khai, hầu hết đàn gà của các hộ gia đình đã cho thu nhập, trọng lượng đạt trung bình 2 kg/con, tổng thu ước đạt 279 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư ban đầu 107 triệu đồng, mỗi hộ lãi trên 4 triệu đồng.
Gia đình anh La Ngọc Hưng, thôn Pác Chài là một trong những hộ được tham gia mô hình cho biết, trên diện tích của khu vườn và chuồng trại rộng hơn 500 m2, gia đình anh nhận thả nuôi 100 con gà theo phương pháp an toàn trên nền đệm lót sinh học, tỉ lệ gà nuôi sống đạt 98%. Theo chị Hà Thị Nấm, thôn Khuổi Chán thì so với nuôi gà theo cách truyền thống thì nuôi gà an toàn sinh học có lợi thế hơn. Đó là gà được thả tự do ngoài vườn, được ăn các loại thức ăn như cỏ, côn trùng để bổ sung dinh dưỡng, chất lượng thịt gà thơm ngon.
Nuôi gà an toàn sinh học là hình thức sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót để xử lý phân gà nhằm hạn chế thấp nhất việc ô nhiễm môi trường, giảm mùi hôi và góp phần hạn chế bệnh cho đàn gà đặc biệt là bệnh về đường hô hấp; giúp giảm công lao động, các chi phí do phải dọn phân, thay chất độn lót chuồng. Mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học bước đầu đã đạt được những tín hiệu đáng mừng, nhằm cải thiện được kinh tế, tăng thu nhập của các gia đình trên địa bàn xã Kim Bình.
Có thể bạn quan tâm

Trong bối cảnh người chăn nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn vì con giống, thức ăn, thuốc thú y liên tục tăng giá nhưng thị trường đầu ra lại bấp bênh; nguy cơ dịch bệnh rình rập… thì mô hình liên kết chăn nuôi giữa Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam với một số chủ trang trại trên địa bàn huyện Cam Lộ (Quảng Trị) mở ra hướng đi mới đầy triển vọng.

Tổng diện tích cây cà phê trên địa bàn huyện Chư Pưh (Gia Lai) là 2.263 ha, trong đó, diện tích cà phê kinh doanh trên 2.185 ha. Tổng sản lượng cà phê nhân bình quân hàng năm của huyện đạt trên 5.000 tấn.

Theo dự báo của ngành chức năng Vĩnh Long, ở vụ Hè Thu, khả năng hạn chế tưới tự chảy có thể lên tới 25.000- 30.000ha, diện tích phải bơm tưới hỗ trợ lên tới 25.109ha và có thể phải bơm nhiều lần Bình Tân (4.027ha), Bình Minh (2.255ha), Tam Bình (4.950ha), Long Hồ (3.655ha), Trà Ôn (4.007ha), Vũng Liêm (4.602ha), Mang Thít (4.602ha).

Vụ việc trên là lời cảnh báo cho bà con nông dân, cần nâng cao cảnh giác hơn nữa trước thủ đoạn lừa đảo của bọn tội phạm, nhất là khi khi mua bán với người lạ mặt. Nếu phát hiện vụ việc tương tự, bà con cần báo ngay cơ quan Công an để phòng ngừa tội phạm và hạn chế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Khoai tây đang trở thành loại cây rau màu chủ lực đem lại thu nhập cao và là hướng phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Để sản xuất khoai tây phát huy hiệu quả trên từng diện tích canh tác, việc sử dụng nguồn khoai giống có chất lượng, bảo đảm đóng vai trò hết sức quan trọng.