Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn An Toàn Sinh Học Ở Kim Bình

Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn An Toàn Sinh Học Ở Kim Bình
Ngày đăng: 08/08/2014

Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 5-2014, với tổng số 2.000 con gà giống do 20 hộ dân của xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) thực hiện; Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm khuyến nông Chiêm Hóa hỗ trợ 100% giá trị con giống, 50% thức ăn chăn nuôi, vacxin phòng bệnh, thuốc sát trùng chuồng trại…

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, đến nay sau 3 tháng triển khai, hầu hết đàn gà của các hộ gia đình đã cho thu nhập, trọng lượng đạt trung bình 2 kg/con, tổng thu ước đạt 279 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư ban đầu 107 triệu đồng, mỗi hộ lãi trên 4 triệu đồng.

Gia đình anh La Ngọc Hưng, thôn Pác Chài là một trong những hộ được tham gia mô hình cho biết, trên diện tích của khu vườn và chuồng trại rộng hơn 500 m2, gia đình anh nhận thả nuôi 100 con gà theo phương pháp an toàn trên nền đệm lót sinh học, tỉ lệ gà nuôi sống đạt 98%. Theo chị Hà Thị Nấm, thôn Khuổi Chán thì so với nuôi gà theo cách truyền thống thì nuôi gà an toàn sinh học có lợi thế hơn. Đó là gà được thả tự do ngoài vườn, được ăn các loại thức ăn như cỏ, côn trùng để bổ sung dinh dưỡng, chất lượng thịt gà thơm ngon.

Nuôi gà an toàn sinh học là hình thức sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót để xử lý phân gà nhằm hạn chế thấp nhất việc ô nhiễm môi trường, giảm mùi hôi và góp phần hạn chế bệnh cho đàn gà đặc biệt là bệnh về đường hô hấp; giúp giảm công lao động, các chi phí do phải dọn phân, thay chất độn lót chuồng. Mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học bước đầu đã đạt được những tín hiệu đáng mừng, nhằm cải thiện được kinh tế, tăng thu nhập của các gia đình trên địa bàn xã Kim Bình.


Có thể bạn quan tâm

Xây dựng thương hiệu cho rau an toàn Láng Cát Xây dựng thương hiệu cho rau an toàn Láng Cát

20 - 25 tấn rau sạch được cung ứng cho thị trường mỗi ngày là kết quả sản xuất của 29 hộ thuộc Tổ sản xuất rau an toàn Láng Cát. Hiện nay, Tổ sản xuất rau an toàn Láng Cát đang triển khai nhiều biện pháp nhằm xây dựng thương hiệu cho mình.

18/11/2015
Nông dân Châu Thành làm giàu với sầu riêng hạt lép Nông dân Châu Thành làm giàu với sầu riêng hạt lép

Sau dịch hại chổi rồng trên cây nhãn tiêu da bò, nông dân huyện Châu Thành (Đồng Tháp) lựa chọn nhiều loại cây ăn trái khác để chuyển đổi canh tác. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, với mức lợi nhuận trên 800 triệu đồng/ha, sầu riêng là loại cây trồng đang hấp dẫn nhà vườn.

18/11/2015
Hiến kế phát triển mãng cầu Xiêm ở Tân Phú Đông Hiến kế phát triển mãng cầu Xiêm ở Tân Phú Đông

Dù chỉ phát triển khoảng 10 năm trở lại đây nhưng mãng cầu Xiêm đã trở thành 1 trong 3 cây trồng chủ lực ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang). Cùng với phát triển nhanh về diện tích, cây mãng cầu Xiêm đang đối mặt với nhiều thách thức cần có giải pháp để phát triển bền vững.

18/11/2015
Cây dừa lạ có hình rồng, phụng ở Khánh Hòa Cây dừa lạ có hình rồng, phụng ở Khánh Hòa

Ông Ngô Văn Khỏi, nông dân xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) ngờ ngàng trước việc 1 cây dừa trong đất rẫy của mình có hình thù rồng bay phượng múa...

18/11/2015
Cây chuối Cà Mau nguồn thu phụ - Lợi nhuận lớn Cây chuối Cà Mau nguồn thu phụ - Lợi nhuận lớn

Chuối mọc nhiều ở miệt đồng mặn phèn chua Cà Mau. Trước kia chuối được người dân trồng rải rác khắp nơi nhưng những năm gần đây, nhiều hộ mở rộng diện tích, trở thành vùng chuối tập trung, giúp cho nhiều nông hộ có thêm nguồn thu, xóa đói, giảm nghèo.

18/11/2015