Mô Hình Nuôi Gà Sao Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Vị Xuyên

Một trong những hộ gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi gà sao đạt hiệu quả kinh tế cao ở Hà Giang là gia đình chị Nguyễn Thị Oanh tổ 15 - thị trấn Vị Xuyên.
Sau khi cùng chúng tôi thăm quan trại nuôi gà sao, chị Oanh tâm sự: Được sự hỗ trợ về kinh phí và kỹ thuật của trạm Khuyến nông huyện, tháng 5/2009 chị đã về Bắc Giang mua 1.000 con gà sao giống với giá 40 nghìn đồng một con để về nhân nuôi. Qua hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà sao của trạm Khuyến nông huyện và tài liệu kỹ thuật của nơi cung cấp giống, chị được biết thức ăn chủ yếu của gà sao là thóc và ngô hạt ngoài ra cßn cần một lượng lớn thức ăn xanh như các loại rau, cỏ…
Vì vậy trước khi nuôi gà chị đã trồng 1.000 m2 cỏ VA06 nhằm cung cấp thức ăn xanh cho gà sao. Cũng theo chị Oanh, gà sao là gièng gà còn rất xa lạ đối với người dân địa phương, chúng có tiếng kêu như chim và bay rất khoẻ nên ban đầu mọi người còn hoài nghi về hiệu quả mô hình nuôi gà sao của gia đình chị như là một mô hình nuôi “chim trời”. Nhưng qua hơn 4 tháng nuôi cho thấy gà sao cũng dễ nuôi dân dã như gà ta, ngoài lúa, ngô, rau và cỏ các loại chúng còn ăn cả thân cây chuối băm nhỏ. Hơn nữa gà sao có sức chống chịu cao đối với dịch bệnh.
Trong 1.000 con gà sao của chị Oanh chỉ bị chết có 7 con do kẹt chuồng còn ngoài ra chưa có biểu hiện nhiễm các loại bệnh trên gia cầm. Chị Oanh vui vẻ kể tiếp: Gà sao có chất lượng thịt đặc biệt thơm ngon nên bán được giá và có rất nhiều khách hàng tìm mua. Vì vậy chỉ trong thời gian ngắn chị đã bán được hơn 900 con, số còn lại được giữ làm giống cho lứa sau.
Qua hơn 4 tháng nuôi từ gà con đến xuất chuồng, gà sao trong mô hình của chị Oanh có trọng lượng trung bình từ 1,7- 2,0 kg/con. Víi gi¸ b¸n 100 ngh×n ®ång/kg nh hiÖn nay, nếu bán cả đàn thì số tiền thu được gần 180 triệu đồng, sau khi trừ mọi chi phí số tiền lãi còn khoảng 100 triệu đồng. Như vậy mô hình nuôi gà sao của chị Oanh mỗi tháng cho thu nhập trên 20 triệu đồng. Với nguồn thu nhập trên chị Oanh dự định sẽ đầu tư mở rộng thêm diện tích chuồng trại để tăng số lượng đàn gà sao trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Báo Kinh tế nông thôn từng có bài phản ánh tình trạng ô nhiễm tại vùng nuôi tôm trên cát tại hai thôn Bắc Hòa, Phú Hòa thuộc xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh). Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Theo quy hoạch tổng thể đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của TP.Biên Hòa, làng cá bè trên tuyến sông Cái sẽ là một trong những điểm nhấn trong tuyến du lịch sinh thái sông Đồng Nai. Chủ trương sắp xếp, quy hoạch lại làng cá bè được thành phố thực hiện từ nhiều năm trước đây.

Giai đoạn 2010 - 2015 sản lượng ngành Thủy sản Nghệ An đạt 145.000 tấn, tăng 45% so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ qua đặt ra; kết quả đó là từ nỗ lực của nghề cá nhân dân trong khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy, hải sản...

Theo lịch thời vụ, thời gian thả nuôi tôm quảng canh mô hình tôm - lúa đã kết thúc, ngành nông nghiệp Sóc Trăng khuyến cáo nông dân cần xả bỏ nước mặn, tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn cho đất, chuẩn bị gieo sạ lại vụ lúa để sản xuất bền vững.

Bên cạnh những mùa bội thu, nhiều vụ người nuôi tôm lâm vào cảnh tay trắng vì tôm dịch, chết. Khi tôm chết, đỏ thân thì xuất hiện một nghề rất mới - nghề buôn tôm đỏ (tôm thối).