Mô Hình Nuôi Gà Sao Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Vị Xuyên

Một trong những hộ gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi gà sao đạt hiệu quả kinh tế cao ở Hà Giang là gia đình chị Nguyễn Thị Oanh tổ 15 - thị trấn Vị Xuyên.
Sau khi cùng chúng tôi thăm quan trại nuôi gà sao, chị Oanh tâm sự: Được sự hỗ trợ về kinh phí và kỹ thuật của trạm Khuyến nông huyện, tháng 5/2009 chị đã về Bắc Giang mua 1.000 con gà sao giống với giá 40 nghìn đồng một con để về nhân nuôi. Qua hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà sao của trạm Khuyến nông huyện và tài liệu kỹ thuật của nơi cung cấp giống, chị được biết thức ăn chủ yếu của gà sao là thóc và ngô hạt ngoài ra cßn cần một lượng lớn thức ăn xanh như các loại rau, cỏ…
Vì vậy trước khi nuôi gà chị đã trồng 1.000 m2 cỏ VA06 nhằm cung cấp thức ăn xanh cho gà sao. Cũng theo chị Oanh, gà sao là gièng gà còn rất xa lạ đối với người dân địa phương, chúng có tiếng kêu như chim và bay rất khoẻ nên ban đầu mọi người còn hoài nghi về hiệu quả mô hình nuôi gà sao của gia đình chị như là một mô hình nuôi “chim trời”. Nhưng qua hơn 4 tháng nuôi cho thấy gà sao cũng dễ nuôi dân dã như gà ta, ngoài lúa, ngô, rau và cỏ các loại chúng còn ăn cả thân cây chuối băm nhỏ. Hơn nữa gà sao có sức chống chịu cao đối với dịch bệnh.
Trong 1.000 con gà sao của chị Oanh chỉ bị chết có 7 con do kẹt chuồng còn ngoài ra chưa có biểu hiện nhiễm các loại bệnh trên gia cầm. Chị Oanh vui vẻ kể tiếp: Gà sao có chất lượng thịt đặc biệt thơm ngon nên bán được giá và có rất nhiều khách hàng tìm mua. Vì vậy chỉ trong thời gian ngắn chị đã bán được hơn 900 con, số còn lại được giữ làm giống cho lứa sau.
Qua hơn 4 tháng nuôi từ gà con đến xuất chuồng, gà sao trong mô hình của chị Oanh có trọng lượng trung bình từ 1,7- 2,0 kg/con. Víi gi¸ b¸n 100 ngh×n ®ång/kg nh hiÖn nay, nếu bán cả đàn thì số tiền thu được gần 180 triệu đồng, sau khi trừ mọi chi phí số tiền lãi còn khoảng 100 triệu đồng. Như vậy mô hình nuôi gà sao của chị Oanh mỗi tháng cho thu nhập trên 20 triệu đồng. Với nguồn thu nhập trên chị Oanh dự định sẽ đầu tư mở rộng thêm diện tích chuồng trại để tăng số lượng đàn gà sao trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Không riêng gì gia đình anh Trạng, rất nhiều bà con trong vùng có nguồn thu nhập cao nhờ nuôi sò. Có hộ nuôi thành công nhiều năm nay và được bà con địa phương đặt cho cái biệt danh thật thân thương gắn liền với con sò. Ông Tám "sò" (ông Nguyễn Văn Tám, một trong những người nuôi sò đầu tiên ở Cái Nước) đã xây được nhà cửa khang trang. Cũng nhờ nuôi sò, ông mua thêm được 5 công đất.

Huyện đã triển khai thực hiện hàng loạt các quy hoạch liên quan như: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản huyện Đầm Hà đến năm 2020, định hướng 2030; quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch chi tiết khu nuôi trồng thuỷ sản bãi triều xã Tân Bình; quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản an toàn…

Tết năm nay trên quê hương Năm Căn (Cà Mau) sẽ có nhiều đổi mới. Dọc theo những con đường bê-tông về các xã, đi vào từng ấp, hai bên đường cây ăn trái được trồng xen canh. Đây là chủ trương của huyện vận động Nhân dân tận dụng đất trống vườn nhà trồng rau màu, cây ăn trái. Phía sau những vườn cây, rau màu là những đầm tôm, rừng đước mênh mông.

Âu thuyền Thọ Quang những ngày cuối năm nhộn nhịp hẳn lên. Trên các cầu cảng, ngư dân khẩn trương vá lưới, buộc chì, buộc phao. Dưới tàu, các máy trưởng kiểm tra lại máy móc, các thiết bị liên lạc, máy dò cá… chuẩn bị sẵn sàng trước giờ vươn khơi. Trên các cầu cảng, nhiều xe chở dầu, lương thực, thực phẩm, nước uống đậu kín chờ bốc xuống tàu.

Trong 2 năm 2013-2014, Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An đã thực hiện thành công dự án “Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chiên trong lồng bè trên thủy vực lớn” cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng mới cho việc bảo tồn, phát triển các loài thủy sản bản địa có giá trị, đồng thời khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng diện tích mặt nước của các hồ chứa.