Mô Hình Nuôi Gà Ri Lai Đabacô Phát Huy Hiệu Quả

Ngày 22-7, Trung tâm Khuyến nông tổ chức kiểm tra, đánh giá mô hình nuôi giống gà ri lai Đabacô trong nông hộ có kiểm soát tại xã Yên Lâm, huyện Yên Định (Thanh Hóa).
Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ trung tuần tháng 4, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Định triển khai thực hiện mô hình nuôi gà ri lai Đabacô theo hướng nông hộ có kiểm soát tại xã Yên Lâm.
Mô hình được thực hiện tại 10 hộ dân, với quy mô 2.130 con gà; trung bình mỗi hộ nuôi 200 con. Các hộ dân được hỗ trợ toàn bộ tiền giống, 50% tiền thức ăn và được cán bộ khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh.
Giống gà ri lai Đabacô ít dịch bệnh, có tỷ lệ sống cao (hơn 90%), chất lượng thịt thơm, ngon. Mô hình giúp các hộ dân tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp, tiết kiệm chi phí, nên lãi suất được nâng cao, trung bình 100 con gà ri lai được nuôi trong vòng 3 tháng cho lãi từ 4 đến 5 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Quang Bình là một huyện có các tiềm năng lợi thế về đất đai, lực lượng lao động dồi dào để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Huyện có 2 tuyến đường quan trọng, đó là Quốc lộ 279 và Tỉnh lộ 183 chạy qua, nối từ Quốc lộ 2 với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái.

Cua đồng có giá trị dinh dưỡng cao, là món ăn phổ biến dân dã. Hiện nay, do khai thác quá mức và không có ý thức bảo vệ, tái tạo nên cua đồng trong tự nhiên ngày càng khan hiếm.

Theo thống kê, hiện toàn xã Nâm N’đir (Krông Nô) có 1.590 hộ dân, với trên 7.000 khẩu, trong đó người Dao chiếm hơn một nửa. Với bản chất cần cù, lại chịu khó học hỏi nên nhiều hộ gia đình sớm ổn định sản xuất, đời sống ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm.

Thay vì bán cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, nhiều nông dân tại ĐBSCL hiện đang chuyển sang nuôi cá tra để cung ứng cho thị trường nội địa với lợi nhuận ổn định và thu được “tiền tươi thóc thật”.

Trong khi tại các chợ ở trung tâm thành phố Long Xuyên (An Giang), cá linh đầu mùa giá cao, hút hàng thì tại các địa phương đầu nguồn, người nghèo đánh bắt nhỏ lẻ không tiêu thụ dễ dàng nguồn lợi "trời cho" này.