Mô Hình Nuôi Ếch Ở Hồng Sơn Lãi Cao

Hồng Sơn có diện tích trên 12 ha nuôi thủy sản nước ngọt, là xã khá nhất trong phong trào nuôi trồng thủy sản nước ngọt của huyện Hàm Thuận Bắc.
Trong các hình thức nuôi cá, tôm, ba ba… thì hiện nay ở Hồng Sơn mô hình nuôi ếch cho lãi khá cao đang được nhiều nông dân ở các xã khác đến tham quan học tập. Đó là mô hình của anh Phạm Ngọc Lợi năm nay 40 tuổi ở thôn 2 xã Hồng Sơn. Anh có 2.500m2 trồng lúa 3 vụ, anh dành 70m2 chia ra 6 ô bao lưới xung quanh để nuôi 2.400 con ếch. Sau 3 tháng hao hụt còn 1.600 con.
Đến tham quan mô hình nuôi ếch của anh Lợi, ai cũng tấm tắc khen vì từ ngày thả ếch con đến nay chỉ mới 2 tháng mà đã đạt 100-150 g/con, có con đến 200g. Mô hình này dễ làm, bỏ vốn ít nhưng thu lãi cao gấp 2-3 lần trồng lúa.
Anh Lợi cho biết: "Tôi đầu tư vốn để mua con giống, thức ăn, làm lồng lưới sợi nilon, thuốc, số tiền chi phí là 5.500.000 đồng. Thời gian 3 tháng sẽ thu hoạch, ếch có trọng lượng bình quân 300 g/con, tôi thu được 0,5 tấn. Giá bán tại chỗ 25.000 đồng/kg, sẽ thu được 12.500.000 đồng. Sau khi trừ chi phí tôi có lãi 7 triệu đồng.
Chỉ 70m2 ruộng lúa và 6 lồng nuôi ếch, trong 3 tháng lãi 7 triệu đồng, cao hơn 3 lần trồng 1 sào lúa". Đây là mô hình nuôi ếch đầu tiên ở Hồng Sơn, nhờ áp dụng tốt quy trình kỹ thuật nên trong 3 tháng anh thu lãi khá cao. Mô hình này sẽ có nhiều nông dân đến học tập.
Có thể bạn quan tâm

Vụ tôm năm nay, anh Phạm Văn Phú, thôn Sơn Hải (Phước Dinh, Thuận Nam) đầu tư 600 triệu đồng nuôi 3 sào tôm thẻ chân trắng theo mô hình trải bạt nổi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện Dự án Hỗ trợ Tam nông, huyện Bác Ái được chọn triển khai tại 9/9 xã trên toàn địa bàn huyện cho 5.423 hộ dân, trong đó có 3.618 hộ nghèo và 570 hộ cận nghèo. Gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững, Bác Ái xác định tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị trong chăn nuôi và nông sản hàng hóa từ lợi thế sẵn có của địa phương.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận vừa đánh giá kết quả triển khai mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn.

Thường xuyên đánh tỉa chồi, chỉ để lại 1 chồi cho vụ sau, đồng thời cắt bỏ những lá già để tạo thông thoáng cho vườn chuối.

Phước Kháng là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Bắc, với gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Raglai. Trong chiến tranh, nhân dân Phước Kháng đoàn kết, một lòng theo Đảng, đấu tranh bảo vệ quê hương. Phát huy truyền thống đó, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào dân tộc Raglai ở Phước Kháng hôm nay đang tích cực lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.