Mô Hình Nuôi Dê Tại Tiền Giang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Gần đây, nông dân tỉnh Tiền Giang và Bến Tre phát triển mạnh mô hình nuôi dê thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao.
Chỉ tính riêng tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có đàn dê đến trên 20.000 con, tập trung ở các xã ven biển. Các huyện Gò Công Tây, Châu Thành, Chợ Gạo, Tân Phú Đông cũng có đàn dê hàng nghìn con. Đa số nông dân chọn nuôi giống Dê cỏ, dê Hà Lan và dê Bo. Ở thời điểm này giá dê thịt từ 90.000 -100.000 đ/kg; tăng 10% so với năm ngoái.
Tỉnh Bến Tre có đàn dê hàng chục nghìn con, tập trung ở các huyện Bình Đại, Châu Thành, Thạnh Phú. Tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đã thành lập được các tổ hợp tác nuôi dê, hỗ trợ kỹ thuật và đảm bảo đầu ra. Nuôi dê vốn thấp, có thể tận dụng thức ăn tự nhiên và ít tốn diện tích đất xây chuồng trại. Gần đây, đa số các hộ nuôi dê điều thoát nghèo vươn lên khá giả.
Ông Huỳnh Kim Huy, hộ nuôi dê xã Quới Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre chia sẻ: “Mình một năm có 2 dê nái đẻ kiếm trên dưới 30 triệu đồng, cũng có tích lũy cho gia đình số vốn khá lớn. Từ khi có sự cố vấn của tổ hợp tác ở địa phương về kỹ thuật, thú y, thuốc men và hỗ trợ vốn thì nuôi dê ngày càng phát triển”.
Có thể bạn quan tâm

Tôm hùm, một loại hải đặc sản có giá trị kinh tế cao, đang được chú trọng trong nuôi trồng thủy sản, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, sản lượng hằng năm đạt 1.385 tấn, đem lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho người nuôi. Tuy nhiên, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm vẫn bộc lộ nhiều hạn chế: rủi ro cao, thiếu tính bền vững.

Vùng nuôi tôm Mỹ Trung, thuộc thôn Đông Điền, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước - Bình Định), có diện tích hơn 31 ha. Vụ nuôi tôm năm nay, người nuôi tôm ở đây mới thả tôm giống 12 ngày thì tôm bị dịch bệnh chết hàng loạt, đến nay lan rộng trên 23 ha.

Giá tôm nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mấy ngày qua bất ngờ giảm mạnh trong khi xuất khẩu mặt hàng này ở những tháng đầu năm 2014 tiếp tục tăng trưởng tốt, doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao.

Sau hơn 1 năm nuôi thử nghiệm, ông Lê Văn Dũng, Chi hội Nghề cá Chợ Vàm (Phú Tân - An Giang), nuôi thành công cá chép giòn, cá trắm giòn trong điều kiện khí hậu, môi trường ở An Giang.

Tính đến cuối tháng 3-2014, chỉ riêng 3 tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là Cà Mau, Sóc Trăng và Trà Vinh đã có trên 5.000 héc ta tôm nuôi bị thiệt hại. Tỉnh Sóc Trăng bị nặng nhất với hơn 30% diện tích tôm thả nuôi đã thất bại hoàn toàn.