Mô Hình Nuôi Cua Thương Phẩm Từ Con Giống Sinh Sản Nhân Tạo

Cua biển là một trong những đối tượng thủy sản nước lợ có thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Cua biển là đối tượng dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp thích hợp với các hộ nuôi gia đình, cua biển được nuôi ở nhiều vùng với nguồn con giống được đánh bắt ngoài tự nhiên.
So với nguồn cua giống tự nhiên, nguồn giống nhân tạo có nhiều ưu điểm vượt trội, kích cỡ đồng đều, sạch bệnh, sức đề kháng cao và tốc độ tăng trưởng nhanh.
Để chuyển giao nguồn con giống nhân tạo và kỹ thuật nuôi giúp các hộ sản xuất hiệu quả, Trạm Khuyến nông Cần Giờ trực thuộc Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đã thực hiện 3 mô hình “Nuôi cua thương phẩm từ con giống sinh sản nhân tạo”.
Với quy mô 3 ha/6 hộ, thời gian thực hiện từ tháng 4/2014 đến tháng 7/2014 tại xã Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông huyện Cần Giờ. Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đầu tư hỗ trợ 100% con giống nhân tạo (30.000 con, kích cỡ giống lớn hơn 1,2 cm/con, mật độ 1con/m2), 30% vật tư thức ăn.
Kết quả sau 3 tháng nuôi, tỷ lệ nuôi sống đạt so với yêu cầu, trọng lượng cua thương phẩm bình quân 250 gram/con, ước tính sản lượng thu hoạch đạt 3,3 tấn/3ha. Sau khi trừ chi phí lãi đạt 160 triệu đồng.
Để nuôi cua thương phẩm đạt hiệu quả, các hộ nuôi phải chú ý đến nhiều khâu từ cải tạo ao nuôi đến chọn thả giống đúng quy cách, chất lượng con giống tốt, cung cấp thức ăn và phương thức cho ăn phù hợp, thường xuyên theo dõi quản lý nguồn nước trong ao nuôi như: nhiệt độ, độ mặn, độ pH…, định kỳ theo dõi sự tăng trưởng, tình trạng sức khỏe cua nuôi để điều chình lượng thức ăn và có biện pháp xử lý thích hợp.
Theo Ông Nguyễn Ngọc Đức – hộ tham gia mô hình: mô hình này đạt kết quả tốt, với 3 tháng nuôi đã có con đạt trọng lượng 300g/con. Theo yêu cầu mật độ thả nuôi phải 1 con/m2 nhưng nếu diện tích ao rộng thì nên nuôi với mật độ thấp hơn để cua sẽ mau lớn hơn.
Để tránh cua thất thoát ra ngoài, cần lưu ý nơi lấy nước ra vào. Nguồn cung cấp con giống nhân tạo hiện mua vẫn còn khó khăn và kiến nghị thành lập trại cung cấp giống tại địa phương.
Ông Trương Văn Năm, Trưởng Trạm Khuyến nông Cần Giờ cho biết: Để mô hình nuôi đạt tỷ lệ sống cao các hộ nuôi cần chú ý diệt tạp kỹ ao nuôi, con giống mới mua về ương nuôi trong vèo tới khi đạt kích cỡ 3-4 cm/con mới thả ra ao, cần quan tâm rãi vôi và thay nước ao nuôi thường xuyên, cho ăn đầy đủ thích hợp với từng giai đoạn nuôi, tăng cường thêm cá tạp khi cua chuẩn bị lột vỏ; rào lưới xung quanh ao nuôi, thường xuyên kiểm tra bờ bao và nơi cấp thoát nước ra vào ao.
Đây là mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với thổ nhưỡng huyện Cần Giờ, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, và giúp hoàn thành tiêu chí tổ chức sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân ở xã xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, các ngành chức năng của TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đã thành công trong việc nghiên cứu đưa vào sản xuất và nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Trong đó, đầu tư nuôi heo hướng nạc là một trong những bước đột phá .

Cùng với khẩn trương thu hoạch nốt lúa xuân còn lại, hiện bà con nông dân thành phố Tuyên Quang bắt tay vào việc làm đất, gieo mạ, đắp bờ khởi động cho một vụ mùa mới thắng lợi.

Bến Tre là một trong những địa phương thực hiện tốt việc cải tạo đàn bò hướng thịt, đạt trọng lượng lớn, tỷ lệ thịt xẻ cao, chất lượng thịt ngon... Kết quả này là nhờ công tác thụ tinh nhân tạo, lai tạo ra những giống bò có giá trị kinh tế cao. Trong đó, huyện Ba Tri được xem là địa phương đi đầu cả nước trong thực hiện lai tạo, nâng cao chất lượng đàn bò…

Trong thời điểm hiện nay, giá lợn hơi xuống thấp có nhiều trang trại, hộ nuôi lợn phải “treo chuồng”. Tuy nhiên, còn có một số trang trại, hộ dân ở xã Phúc Ninh (Yên Sơn) vẫn đang duy trì, hoặc ít nhất là chưa bị thua lỗ do có “cách nuôi lợn thời giá thấp”. Gia đình chị Đỗ Thị Tươi, thôn Khuôn Thống, xã Phúc Ninh là một điển hình.

Mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã và đang được triển khai rộng khắp cả nước như là một hướng đi bền vững nhất trong phát triển nền sản xuất nông nghiệp tập trung, hiện đại. Tuy nhiên, giữa việc nơi nơi đua nhau triển khai, nhân rộng, công ty nối tiếp công ty đẩy mạnh đầu tư và hàng trăm ngàn nông dân phấn khởi hưởng ứng thì nên chăng có sự nhìn nhận lại một cách tổng quan nhất về toàn bộ mô hình và sự phân chia lợi nhuận trong chuỗi sản xuất để có thể phát triển, nhân rộng theo đúng định hướng. Đây cũng là việc cần làm nhằm tái cơ cấu, đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, mỗi người một kiểu và mô hình dần đi vào quy luật… thoái trào.