Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cua Thương Phẩm Từ Con Giống Sinh Sản Nhân Tạo

Mô Hình Nuôi Cua Thương Phẩm Từ Con Giống Sinh Sản Nhân Tạo
Ngày đăng: 11/07/2014

Cua biển là một trong những đối tượng thủy sản nước lợ có thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Cua biển là đối tượng dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp thích hợp với các hộ nuôi gia đình, cua biển được nuôi ở nhiều vùng với nguồn con giống được đánh bắt ngoài tự nhiên.

So với nguồn cua giống tự nhiên, nguồn giống nhân tạo có nhiều ưu điểm vượt trội, kích cỡ đồng đều, sạch bệnh, sức đề kháng cao và tốc độ tăng trưởng nhanh.

Để chuyển giao nguồn con giống nhân tạo và kỹ thuật nuôi giúp các hộ sản xuất hiệu quả, Trạm Khuyến nông Cần Giờ trực thuộc Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đã thực hiện 3 mô hình “Nuôi cua thương phẩm từ con giống sinh sản nhân tạo”.

Với quy mô 3 ha/6 hộ, thời gian thực hiện từ tháng 4/2014 đến tháng 7/2014 tại xã Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông huyện Cần Giờ. Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đầu tư hỗ trợ 100% con giống nhân tạo (30.000 con, kích cỡ giống lớn hơn 1,2 cm/con, mật độ 1con/m2), 30% vật tư thức ăn.

Kết quả sau 3 tháng nuôi, tỷ lệ nuôi sống đạt so với yêu cầu, trọng lượng cua thương phẩm bình quân 250 gram/con, ước tính sản lượng thu hoạch đạt 3,3 tấn/3ha. Sau khi trừ chi phí lãi đạt 160 triệu đồng.

Để nuôi cua thương phẩm đạt hiệu quả, các hộ nuôi phải chú ý đến nhiều khâu từ cải tạo ao nuôi đến chọn thả giống đúng quy cách, chất lượng con giống tốt, cung cấp thức ăn và phương thức cho ăn phù hợp, thường xuyên theo dõi quản lý nguồn nước trong ao nuôi như: nhiệt độ, độ mặn, độ pH…, định kỳ theo dõi sự tăng trưởng, tình trạng sức khỏe cua nuôi để điều chình lượng thức ăn và có biện pháp xử lý thích hợp.

Theo Ông Nguyễn Ngọc Đức – hộ tham gia mô hình: mô hình này đạt kết quả tốt, với 3 tháng nuôi đã có con đạt trọng lượng 300g/con. Theo yêu cầu mật độ thả nuôi phải 1 con/m2 nhưng nếu diện tích ao rộng thì nên nuôi với mật độ thấp hơn để cua sẽ mau lớn hơn.

Để tránh cua thất thoát ra ngoài, cần lưu ý nơi lấy nước ra vào. Nguồn cung cấp con giống nhân tạo hiện mua vẫn còn khó khăn và kiến nghị thành lập trại cung cấp giống tại địa phương.

Ông Trương Văn Năm, Trưởng Trạm Khuyến nông Cần Giờ cho biết: Để mô hình nuôi đạt tỷ lệ sống cao các hộ nuôi cần chú ý diệt tạp kỹ ao nuôi, con giống mới mua về ương nuôi trong vèo tới khi đạt kích cỡ 3-4 cm/con mới thả ra ao, cần quan tâm rãi vôi và thay nước ao nuôi thường xuyên, cho ăn đầy đủ thích hợp với từng giai đoạn nuôi, tăng cường thêm cá tạp khi cua chuẩn bị lột vỏ; rào lưới xung quanh ao nuôi, thường xuyên kiểm tra bờ bao và nơi cấp thoát nước ra vào ao.

Đây là mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với thổ nhưỡng huyện Cần Giờ, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, và giúp hoàn thành tiêu chí tổ chức sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân ở xã xây dựng nông thôn mới.


Có thể bạn quan tâm

Mùa Biển Bội Thu Mùa Biển Bội Thu

Ông Tự cho biết tàu PY-90235-TS xuất bến vào rằm tháng 11 âm lịch, dự kiến ăn Tết ngoài biển nhưng vì trúng cá nên ông cho tàu vào sớm để bạn thuyền đón năm mới cùng gia đình. Chưa bán cá nhưng ông Tự nhẩm tính với giá 145.000 đồng/kg, mỗi con câu được đều trên 50 kg, trừ chi phí, mỗi bạn thuyền được chia khoảng 10 triệu đồng. Riêng ông là chủ tàu sẽ có lãi khoảng 60 triệu đồng.

06/02/2015
Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản Tháng 1 Bằng 108,8% So Với Cùng Kỳ 2014 Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản Tháng 1 Bằng 108,8% So Với Cùng Kỳ 2014

Hiện các hộ nuôi đang tập trung tận thu các sản phẩm thủy sản, chuẩn bị vật tư thiết bị cải tạo ao đầm phục vụ cho vụ nuôi xuân hè. Các trại, cơ sở sản xuất giống, nuôi thương phẩm theo dõi diễn biến của thời tiết, chủ động phòng, chống rét cho đàn thủy sản bố mẹ, giống và con nuôi thương phẩm.

06/02/2015
Thị Xã Tân Châu (An Giang) Quan Tâm Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Thương Phẩm Thị Xã Tân Châu (An Giang) Quan Tâm Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Thương Phẩm

Lươn đồng (có tên khoa học là Monopterus albus) là loài thủy sản đang được nhiều hộ nông dân ở thị xã Tân Châu (An Giang) thả nuôi trong các bể xi măng và bể lót bạt nilong.Theo số liệu điều tra ở cuối năm 2014, toàn thị xã có 872 hộ nuôi lươn với tổng diện tích thả nuôi là 41.110 m2, trong đó tập trung nhiều ở xã Tân An với 377 hộ nuôi và chiếm 57,95 % diện tích nuôi lươn của toàn thị xã.

06/02/2015
Thú Y Thủy Sản Thiếu Và Yếu Thú Y Thủy Sản Thiếu Và Yếu

Thủy sản trở thành ngành hàng quan trọng trong việc mang về ngoại tệ cho đất nước với gần 8 tỷ USD năm 2014, trong đó riêng con tôm nước lợ đã chiếm 50% tổng kim ngạch với 4 tỷ USD giá trị xuất khẩu, kế đến là cá tra, dù chưa hết khó khăn nhưng vẫn giữ vị trí số 2 với 1,8 tỷ USD. Hai mặt hàng này vẫn là thế mạnh của thủy sản Việt.

06/02/2015
Cà Mau Thu Hoạch Cá Bổi Cà Mau Thu Hoạch Cá Bổi

Năm 2014, huyện Trần Văn Thời có gần 200 ha ao, đầm nuôi cá bổi, ước tổng sản lượng hơn 4.000 tấn. Mặc dù thời gian gần đây diện tích nuôi cá bổi thương phẩm ở huyện Trần Văn Thời ngày một tăng lên, nhưng do năm nay giá cá bổi giảm mạnh nên người dân có lãi rất thấp.

06/02/2015