Mô hình nuôi cua nhân tạo và sử dụng thức ăn công nghiệp

Để giúp cho người dân nuôi cua áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Trạm Khuyến Nông Cần Giờ đã triển khai mô hình “Nuôi cua thương phẩm từ nguồn giống sinh sản nhân tạo sử dụng bằng thức ăn công nghiệp” với quy mô 2 ha/4 hộ, tại Xã Lý nhơn, huyện Cần Giờ, với mật độ thả 1 con/m2, số lượng giống thả 20.000 con.Trong đó, Khuyến nông đầu tư 100% chi phí con giống cho các hộ nuôi.
Qua thời gian 3 tháng thực hiện mô hình trình diễn đã mang lại kết quả khá tốt, lệ sống cua 40 – 45%, trọng lượng bình quân cua 260 gr/con. Hướng tới CBKT Trạm sẽ tiếp tục hướng dẫn người dân phát triển nuôi cua theo hướng tăng năng suất, hiệu quả kinh tế, chủ động nguồn giống, thức ăn đồng thời góp phần làm giảm áp lực đối với việc khai thác nguồn cua tư nhiên, thức ăn cá tạp đễ làm thức chính cho cua nuôi hiện nay.
Ông Võ Ngọc Đẹp, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM nhận định; mô hình nuôi cua bằng con giống sinh sản nhân tạo sử dụng thức ăn công nghiệp không những đã mang lại hiệu quả kinh tế mà còn là“cứu cánh” cho bà con nông dân nuôi cua tại xã Lý Nhơn. Qua đó tăng thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào việc xây dựng xã nông thôn mới, cần nhân rộng mô hình này và tăng cường sử dụng thức ăn công nghiệp để bảo vệ môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều loại trái cây ở nước ngoài vốn mọc hoang dã trong tự nhiên, hoặc được trồng để làm cảnh, nhưng khi về Việt Nam lại được săn lùng và bán với giá cả triệu đồng một kg.

Mấy tuần gần đây, trên địa bàn hai huyện biên giới Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) xuất hiện nhiều nhóm người đến gạ gẫm đồng bào dân tộc Khmer đào cây thốt nốt để bán cho họ, sau đó vận chuyển cây ra Bắc rồi bán sang Trung Quốc.

Gần một trăm hộ nuôi cá lồng trên sông ở Hà Tĩnh bỗng chốc "trắng tay" vì cá chết hàng loạt sau đợt mưa lũ vừa qua. Theo thống kê ban đầu, tổng thiệt hại hơn 6 tỉ đồng.

Trong suốt một tuần qua (từ cuối tháng 9 đến nay - 4.10), hàng trăm hộ dân vùng chè Cầu Đất (Xuân Trường, Đà Lạt, Lâm Đồng) - vùng trà ô long số một của Việt Nam, phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm nơi tiêu thụ chè ô long nguyên liệu.

Bí quyết để người nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Khánh Hòa thu lãi hàng trăm triệu đồng, thậm chí lên đến cả tỷ đồng mỗi năm là nhờ áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng.