Mô Hình Nuôi Cua Đồng Hiệu Quả

Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi thử nghiệm cua đồng sau hơn một năm triển khai. Được biết, mô hình này thực hiện từ tháng 2/2010 với 6 hộ tham gia, kinh phí do UBND tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ.
Theo nhiều đánh giá, mô hình nuôi cua đồng cho lợi nhuận cao, một phần do cua nhanh cho thu hoạch, dễ tiêu thụ, dễ chăm sóc, một phần là do trên cùng một diện tích đó, người dân có thể thu được 3 - 4 sản phẩm có giá trị kinh tế khác như lúa, chạch, cá...
Được sự hỗ trợ từ mô hình, hộ anh Nguyễn Chí Cường đã mua 22kg cua giống, sau một thời gian nuôi, anh thu được 78kg cua thương phẩm, doanh thu gần 7 triệu đồng. Hay hộ ông Nguyễn Đăng Ý cũng thu được trên 13 triệu đồng, hộ ông Lê Xuân Cành thu 12 triệu đồng… Bà con cho biết, nuôi cua không khó, có thể kết hợp cấy lúa, có tác dụng sục bùn, làm sạch gốc lúa, hạn chế rầy nâu, làm tơi xốp đất, tăng độ phì nhiêu cho đất, kích thích rễ lúa phát triển, lúa tốt, trỗ đều. Ngược lại, cây lúa là nơi ẩn nấp cho cua và còn là nguồn thức ăn tự nhiên cho cua khi lúa trỗ bông.
Mô hình nuôi cua đồng còn có ưu điểm nữa là con giống tự nhiên sẵn có, hoặc chỉ cần mua con giống vụ nuôi đầu; tận dụng được lao động nhàn rỗi, vốn đầu tư ít.
Tuy nhiên, đây là mô hình nuôi mới tại Thanh Hóa, người dân vừa nuôi, vừa phải học hỏi và đúc rút kinh nghiệm. Ngoài ra, do thời tiết nắng nóng, mưa, rét kéo dài cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và phát triển của cua.
Với kết quả này, lãnh đạo tỉnh, ngành chức năng đã đánh giá cao công tác triển khai, chỉ đạo thực hiện mô hình của Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hoá. Đến nay, mô hình đã lan toả ra các huyện Thọ Xuân, Nông Cống, Quảng Xương, Triệu Sơn, Đông Sơn…
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều nhà vườn ở các xã cù lao của huyện Long Hồ (Vĩnh Long) đã áp dụng phương pháp đậy mủ xử lý chôm chôm ra hoa nghịch vụ để dễ tiêu thụ và bán được giá cao. Đặc biệt năm nay, nhờ thị trường hút hàng nên chôm chôm nghịch vụ càng trúng giá và cho lợi nhuận cao.

Theo ghi nhận ở ĐBSCL, hiện giá lúa nông dân bán vẫn dao động ở mức khá thấp, khoảng 4.300 đồng/kg lúa thường, 4.800 đồng/kg lúa dài, chất lượng cao.

Theo quy trình kỹ thuật cho loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN) thì ao lắng nước là một phần diện tích bắt buộc phải có trước khi thực hiện mô hình này. Song, hiện nay ao lắng không được người nuôi quan tâm, thiết kế. Đây là điều mà các ngành chức năng lo lắng cho sự thành công của vụ nuôi, nhất là trong mùa khô.

Gần đây, trên một số tờ báo điện tử xuất hiện thông tin có tới 98% thủy sản ở Hà Nội nhiễm kim loại nặng, khiến người tiêu dùng hoang mang. Tuy nhiên, theo kiểm tra của Sở NN&PTNT Hà Nội, việc đưa ra những thông tin nêu trên chưa hoàn toàn chính xác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố.

Nhân kỷ niệm 53 năm ngày truyền thống nghề cá (1/4/1959-1/4/2014), sáng nay 28/3, tại thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh tổ chức thả 400 triệu con cá giống các loại (khoảng 1,1 tấn cá giống) trị giá gần 61 triệu đồng ra môi trường tự nhiên trên sông Hậu.