Mô Hình Nuôi Cá Xen Trong Vườn Dừa Giúp Người Dân Xã Phú Vang Thoát Nghèo

Phú Vang là một trong những xã nghèo của huyện Bình Đại, với diện tích tự nhiên 997ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 641ha, dân số toàn xã 1.184 hộ, trong đó có 189 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 16,13%. Kinh tế chủ yếu là trồng lúa và dừa, tiềm năng về nuôi thủy sản với hình thức xen canh khá mạnh nhưng chưa được đầu tư khai thác có hiệu quả, chủ yếu là hình thức nuôi nhử tôm, cá từ tự nhiên hiệu quả thấp.
Để khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, giúp các hộ nghèo trên địa bàn xã nâng cao thu nhập và thóat nghèo. Chi cục Phát triển nông thôn đã đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá xen trong vườn dừa cho 40 hộ nghèo từ nguồn vốn khuyến nông năm 2010, bình quân mỗi hộ với diện tích 500m2 mặt nước, thời gian thực hiện mô hình từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2010.
Mô hình đã hỗ trợ (không thu hồi) cho các hộ nuôi các số tiền 118.174.400 đồng (bao gồm hỗ trợ 100% giá trị con giống với tổng số tiền 11.000.000 đồng; thức ăn là 87.174.400 đồng; hoá chất xử lý nước 20.000.000 đồng) và người nuôi đóng góp 11.000.000 đồng.
Trong quá trình thực hiện Chi cục Phát triển nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND xã tổ chức cấp phát tài liệu, tập huấn kỹ thuật cho các hộ dân, đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra định kỳ ao nuôi và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh cho từng giai đoạn phát triển của cá nuôi.
Hầu hết các hộ tham gia mô hình đều nắm được quy trình kỹ thuật nuôi cá và áp dụng đúng kỹ thuật từ khâu cải tạo ao, chọn con giống, chăm sóc cá nuôi và phòng trừ bệnh.
Qua 5 tháng thả nuôi, cá phát triển tốt, tỷ lệ sống bình quân đạt trên 90%, trọng lượng trung bình cá rô phi 300-400g/con, cá trắm cỏ 400g/con, cá chép 250-300g/con, kết quả bước đầu bình quân mỗi hộ dân có lãi khoảng 3.000.000đồng.
Thông qua mô hình đã trang bị kiến thức cho các hộ dân về kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc, phòng trị bệnh cho cá nước ngọt, đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí cho đối tượng là hộ gia đình nghèo thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống cho hộ dân, giảm bớt tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.
Đây là mô hình sản xuất vốn đầu tư ít, kỹ thuật tương đối đơn giản, hiệu quả khá,… rất phù hợp đối với các hộ dân nghèo vùng nông thôn cần được quan tâm nhân rộng trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Vài ngày nay, tại Nghệ An bắt đầu có những trận mưa lớn sau thời gian dài hạn khốc liệt. Mưa dường như khiến nông dân buồn thêm trong tiếc nuối.

Là địa phương cuối cùng của thị xã Ngã Bảy đạt danh hiệu xã NTM, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân đã tập trung phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần thay đổi diện mạo xã nông thôn.

Cùng với năng suất sụt giảm, nông dân tốn thêm chi phí thu hoạch thì vụ lúa hè thu 2015 cũng bộc lộ những tồn tại mang tính trầm kha của quá trình sản xuất, liên kết…

Sản phẩm chăn nuôi Việt kém cạnh tranh vì giá cao, chi phí đầu vào cao do lãi suất ngân hàng cho vay cao, nhập khẩu nhiều nguyên liệu...

Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên đã giảm đáng kể, trong đó có một số loài cá, tôm có giá trị kinh tế cao. Đây là thực trạng đáng báo động cho việc đánh bắt mang tính tận diệt nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu.