Mô Hình Nuôi Cá Tra Đạt Hiệu Quả Cao Ở Tiền Giang

Anh Lê Ngọc Trắng, ấp 3, xã Trung An, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang do không có nhiều đất để canh tác đã chọn mô hình nuôi cá tra dài ngày và cá tai tượng, mang lại hiệu quả kinh tế; đồng thời nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm để bà con cùng phát triển.
Việc nuôi cá của anh bắt đầu từ năm 1999 do nhận thấy với diện tích đất ít ỏi, làm ruộng không đủ ăn, anh nghĩ ngay đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tiến hành đào ao thả cá. Ao cá hiện tại của anh trước đây chỉ là một khu đất hoang, anh đã mạnh dạn khai hoang và mua cá tra lứa về nuôi. Với diện tích 2 mặt ao gần 900m2, anh thả gần 1,5 tấn cá tra lứa (bình quân 4-5 con/kg), giá từ 15.000 - 16.000đồng/kg.
Đặc tính của loại cá tra lứa này là đang trong thời kỳ phát triển mạnh, ăn tạp, ít bị chết khi thả nuôi nên số lượng luôn được đảm bảo, cá ít kén chọn thức ăn. Thức ăn chủ yếu là khoai lang dạt, anh mua về nấu chín cho cá hay các loại trái cây giá rẻ, thậm chí anh còn mua thêm đầu cá hay nội tạng gà, ruột vịt về cho cá ăn.
Bình quân mỗi ngày với 1,5 tấn cá tra lứa, anh cho ăn khoảng 100kg khoai lang nấu chín và 20kg đầu cá các loại. Với các loại thức ăn này, anh tiết kiệm gần 300.000 đồng so với thức ăn công nghiệp đang bán ngoài thị trường. Bình quân mỗi vụ nuôi cá tra lứa sau thời gian 10 đến 11 tháng thu hoạch 1 lần, đạt khoảng 10 tấn cá (con lớn nhất khoảng 6kg), giá từ 22.000 - 24.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi vụ nuôi cá tra thành phẩm anh lãi trên 140 triệu đồng. Với số lượng 1,5 tấn cá tra lứa, anh thấy mặt nước còn thưa và tiếp tục mua cá tai tượng lứa về thả thêm, sau 2 đến 3 năm thu về hàng chục triệu đồng từ cá tai tượng.
Việc tiêu thụ cá có trọng lượng lớn lúc đầu gặp nhiều khó khăn, anh Trắng cho biết, được một vài người giới thiệu anh đã tìm được các thương lái tận miền Trung để tiêu thụ những con cá này, thị trường nơi đây rất chuộng cá to. Chính vì thức ăn của cá chủ yếu là những loại thức ăn tự nhiên không chứa nhiều chất kích thích và chất lượng cá được đánh giá cao, cá sạch đẹp nên dần dần được nhiều thương lái biết đến. Hàng năm, cứ chuẩn bị đến mùa thu hoạch cá là nhiều thương lái đến tận nhà để hỏi mua trước.
Với mô hình nuôi cá tra giúp kinh tế gia đình anh trở nên khá giả hơn, các con có điều kiện học hành đến nơi đến chốn và việc làm ổn định. Ngôi nhà tường kiên cố, đầy đủ tiện nghi là kết quả của bao năm miệt mài với mô hình nuôi cá tra. Bên cạnh đó, anh đã hiến 200m2 đất xây đường để xã chuẩn bị xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, tổng đàn hươu của Hương Sơn trên 31.000 con, trong đó khoảng 15.000 con hươu đực đang vào thời kỳ cho lộc nhung tốt, tập trung chủ yếu ở các xã Sơn Châu, Sơn Lâm, Sơn Quang, Sơn Bằng, Sơn Trung, Sơn Ninh, Sơn Giang, Sơn Tây, Sơn Lệ, Sơn Hồng…

Là nơi hình thành Liên minh sản xuất giống dê lai Bachboer đầu tiên trong tỉnh, những năm qua Phước Hậu phát triển thêm các mô hình chăn nuôi trang trại gia đình, được định danh là gia trại. Theo mô hình này, những người nông dân địa phương đã tận dụng lá nho, lá táo tại vườn nhà để làm thức ăn nuôi dê rất hiệu quả.

Cách đây khoảng 15 năm, ông Trần Giáp Thìn ở ấp Miễu, xã Phước Tân, TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã thoát nghèo nhờ nghề nuôi dê. Từ 5 con dê giống, chẳng mấy chốc gia đình ông Thìn đã có đàn dê 200 con. Thấy ông Thìn khá lên nhờ dê, nhiều nông dân nghèo trong tỉnh tìm đến ông học tập và mua giống về nhân đàn. Ngày nay, khi đồng cỏ tại ấp Miễu bị thu hẹp, không còn nơi chăn thả, ông Thìn chuyển sang buôn dê, thu nhập bạc tỷ.

Tuy chỉ mới hình thành, nhưng Hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng và Kinh doanh nấm Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã thí nghiệm thành công công nghệ bột sinh khối và đông trùng hạ thảo. Đây là hai công nghệ mới mà từ trước đến nay rất ít người làm được. Thành công này có từ “tiền mua kinh nghiệm” của Chủ nhiệm HTX Nguyễn Duy Hưng.

Anh Nguyễn Văn Hải ở ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh, Bình Phước) than thở: Mùa mưa năm nay kết thúc muộn và mưa dầm kéo dài nhiều ngày, khi dứt mưa chuyển qua mùa khô không xảy ra hiện tượng mưa trái mùa như những năm khác nên nông dân khấp khởi mừng là sẽ được mùa điều.