Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Và Gà Công Nghiệp

Hàng năm, tổng bình quân thu nhập của gia đình ông Nhuận là hơn 5,1 tỷ đồng và tạo việc làm cho 4 lao động thường xuyên với mức lương 2,5 - 3 triệu đồng/tháng.
Với mô hình chăn nuôi gà công nghiệp bán trứng, nuôi cá rô phi, cá tràu (cá quả) mỗi năm gia đình ông Lê Công Nhược (56 tuổi), thành viên CLB Chăn nuôi huyện Đại Lộc (Quảng Nam) thu gần 2 tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí.
Ông Nhược cho biết: "Trước khi quyết định làm ăn lớn, tôi băn khoăn rất nhiều, nếu không bứt phá thì làm lụng vất vả mà cái đói, cái nghèo vẫn cứ bám lấy mãi".
Năm 1999, ông nuôi gà thả vườn, đào ao nuôi cá diện tích 2.000m2. Mỗi năm, số tiền dành dụm tích lũy tăng dần, từ 10 triệu rồi hơn 100 triệu đồng... Năm 2006, ông quan sát thấy vùng đồi núi tại thôn Nam Phước có vị trí thuận lợi, nơi đây có thể nuôi gà, cá, ông trình bày nguyện vọng của mình với UBND xã Đại Tân thuê lại 3,7ha đất với giá 80.000 đồng/sào/năm. Đầu năm 2007, ông cùng gia đình lên đây thực hiện ước mơ làm trang trại của mình.
Với nguồn vốn của gia đình và vay mượn thêm gần 500 triệu đồng, ông làm hệ thống chuồng trại chăn nuôi gà công nghiệp khép kín hơn 10.000 con trên diện tích 1,7ha. Tất cả con giống ông đều lấy từ Công ty Chibi ở Đồng Nai và Công ty Lương Mỹ ở Điện Thắng (Quảng Nam). Hơn 1ha ông đào 3 ao để nuôi cá rô phi, cá tràu. Diện tích còn lại, ông nuôi trâu, bò, trồng cây ăn quả.
Sau 5 tháng, ông bán trứng gà cho các cơ sở Đà Nẵng cung cấp cho siêu thị. Còn cá, thu hoạch ông bán cho các công ty thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ông Nhược cho biết thêm, các địa phương như Đồng Nai, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh cũng là một trong những thị trường tiêu thu mạnh sản phẩm của gia đình tôi.
Hàng năm, tổng bình quân thu nhập gia đình ông là hơn 5,1 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí thì lãi gần 2 tỷ. Ông phải thuê 4 lao động làm việc thường xuyên tại trang trại với lương 2,5-3 triệu đồng/tháng.
Ông Nhược đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của Trung ương và địa phương về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua phát triển kinh tế. Chia sẻ về dự định sắp tới của mình, ông Nhược cho biết: "Tôi sẽ mở rộng diện tích trang trại lớn hơn nữa, nuôi gà và đào ao thả cá vẫn là hướng đi chính của tôi".
Có thể bạn quan tâm

Điển hình như trang trại của gia đình ông Nông Văn Phùng ở thôn Doãn Văn gồm hơn 10 ha với đủ loại cây trồng đang đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này, gia đình ông chỉ trồng cà phê, điều, cao su, nhưng năng suất còn thấp.

Phú Thọ là tỉnh có diện tích chè đứng thứ 4 trong cả nước với tổng diện tích hơn 16,1 ngàn ha, năng suất chè bình quân đạt 9,4 – 9,8 tấn/ha/năm, sản lượng chè búp tươi năm 2014 ước đạt xấp xỉ 143 ngàn tấn. Toàn tỉnh có 56 công ty, xí nghiệp chế biến chè xanh, chè đen với công suất trên 1 tấn búp tươi/ngày; 1.200 cơ sở chế biến thủ công; 9 làng nghề chế biến chè. Sản phẩm chè của tỉnh hiện đã có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), vụ 1.2014 toàn huyện thả nuôi tôm trên diện tích hơn 962/972 ha, trong đó có 90 ha nuôi thâm canh, bán thâm canh thả giống tôm thẻ chân trắng (TTCT), diện tích còn lại nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến, nuôi tôm ghép với các đối tượng thủy sản khác.

Nếu như các năm trước, vào tháng 6, đến Bàu Nghè, nhiều người không muốn về bởi cảnh sắc vùng sen này níu giữ, thì năm nay, trên đồng sen không một bóng người, hồ nào cũng chỉ lơ thơ một ít cọng sen còn nguyên lá, đủ để người ta nhận ra đó là nơi trồng sen. Lội cả cánh đồng sen cũng chỉ tìm được vài bông.

Tái cơ cấu là yêu cầu bắt buộc để chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh, nhanh bền vững, hướng tới mục tiêu có sản phẩm ở các thị trường ngoại tỉnh, xây dựng thương hiệu chăn nuôi Phú Thọ với những tiêu chí, phẩm cấp riêng như theo quy trình VietGAP, Global GAP.... Vậy đâu là những giải pháp để có thể đạt được mục tiêu đề ra ?