Đưa hàng Việt về nông thôn miền núi điểm bán hàng cố định lối ra cho hàng Việt

Điểm bán hàng Việt Nam cố định tại Bắc Kạn thu hút người tiêu dùng
Hiệu quả rõ rệt
Trong khuôn khổ CVĐ, gần 6 năm qua, hàng trăm chuyến hàng Việt đã được đưa về nông thôn, miền núi… Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tình thế.
Để hàng Việt có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, rất cần hệ thống phân phối bài bản.
Do đó, Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ đã quyết định hỗ trợ các địa phương xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định với mức hỗ trợ cho mỗi điểm bán là 80 triệu đồng.
Đánh giá hiệu quả của điểm bán hàng này, ông Nguyễn Quốc Trụ - Phó giám đốc Sở Công Thương Phú Thọ - cho biết: Không chỉ là điểm phân phối, bán lẻ hàng hóa, đây còn là nơi trung chuyển hàng hóa đến các xã trong huyện, địa phương lân cận.
Điểm bán hàng Việt Nam cố định còn là nơi quảng bá, tiêu thụ hàng đặc sản của địa phương, giúp hộ gia đình, doanh nghiệp làng nghề tiêu thụ sản phẩm bền vững, người tiêu dùng mua được sản phẩm chính hãng, chất lượng.
Theo ông Hoàng Chí Hiền - Phó giám đốc Sở Công Thương Lào Cai, tỉnh quyết định xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam tại Trạm dừng nghỉ số 5, đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai.
Hiện điểm bán hàng trên địa bàn có khoảng 50 sản phẩm đặc sản, được khách hàng ưa chuộng như: Mật ong, tinh bột nghệ, rượu, lá tắm… Đặc biệt, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tối đa, Lào Cai chi 400 triệu đồng vốn đối ứng để xây dựng cơ sở vật chất, bố trí nhân lực để điểm bán hàng hoạt động ổn định.
Tại tỉnh Hà Nam, Điểm bán hàng Việt Nam cố định được dành riêng để phục vụ cho công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất.
Hơn 1 tháng nay, điểm bán hàng này đã đón hàng nghìn lượt khách.
Doanh thu ngày một tăng trưởng.
Hỗ trợ nhiều hơn cho các điểm bán hàng
Xây dựng Điểm bán hàng Việt cố định đã khó nhưng duy trì được điểm bán ổn định, có lợi nhuận càng khó khăn gấp bội.
Trong đó, khó khăn lớn nhất là vấn nạn hàng nhái, hàng giả tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp làm ăn chân chính.
“Hàng Việt Nam tại điểm bán hàng cố định luôn đảm bảo 100% là hàng chính hãng.
Tuy nhiên, do thu nhập hạn chế, công nhân đôi khi vẫn chọn sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Nếu không hạn chế được tình trạng này, Điểm bán hàng Việt Nam cố định sẽ không thể phát huy được hiệu quả”, ông Lê Hồng Hải- Trưởng phòng Dự án, Công ty TNHH MTVLan Chi Business - đơn vị phụ trách Điểm bán hàng Việt Nam tại Hà Nam - lo ngại.
Ông Nguyễn Đức Anh - Giám sát bán hàng Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) - kiến nghị: Cần đầu tư về hạ tầng giao thông để hàng Việt dễ dàng đến với nông thôn, miền núi, đồng thời giúp người tiêu dùng mua được hàng chính hãng, chất lượng.
Dưới góc độ nhà quản lý, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - cho hay: Vụ Thị trường trong nước đang có chương trình làm việc với 23 tỉnh để hướng dẫn xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định hiệu quả.
Công tác quản lý thị trường được các địa phương chú trọng khi xây dựng điểm bán hàng với hàng loạt giải pháp: Ký cam kết hàng chính hãng trong siêu thị; tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát của lực lượng quản lý thị trường...
Điểm bán hàng Việt Nam cố định được kỳ vọng giúp thỏa mãn nhu cầu mua sắm, sử dụng hàng Việt của người tiêu dùng, đồng thời giúp hàng hóa đứng vững tại thị trường trong nước.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, sản lượng cá nước lạnh toàn huyện đạt 195 tấn, bên cạnh đó, lượng cá đến kỳ thu hoạch ở các cơ sở vẫn còn khoảng 20 tấn. Như vậy, ước tính tổng sản lượng cá nước lạnh cả năm sẽ đạt hơn 200 tấn.

Nhằm thay thế các loại cây trồng kém hiệu quả trên diện tích đất vườn đồi tại các xã miền núi huyện Quỳnh Lưu, mấy năm trở lại đây, bà con nông dân đã chủ động đưa vào trồng cây nguyên liệu hương bài. Đây được coi là cây trồng phù hợp loại đất đồi cao, khó khăn về nguồn nước, dễ trồng, dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Tấn Sỹ, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Mương Ðường, xã Tạ An Khương, bộc bạch: “Phương pháp nuôi tôm của tôi chủ yếu là phơi đầm, bón vôi, thả tôm giống và định kỳ bắt tôm hằng tháng. Ðó là những gì học được từ 4 lớp tập huấn. Thế nhưng, rủi ro vẫn còn, thu nhập chưa bền vững, chưa thể lấy sổ đỏ về nhà”.

UBND huyện Thăng Bình vừa ban hành kế hoạch hành động để thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Mục tiêu chung của kế hoạch là chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ phân tán sang tập trung, nâng cao chất lượng, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Khá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc nhưng cá hồng Mỹ còn xa lạ với người nuôi ở Khánh Hòa. Vì thế, đề tài cấp tỉnh “Chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá hồng Mỹ tại Khánh Hòa” được thực hiện nhằm phát triển thêm đối tượng nuôi mới cho người dân địa phương.