Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cá Bóp Thương Phẩm Tại Đảo Hòn Chuối Ở Cà Mau

Mô Hình Nuôi Cá Bóp Thương Phẩm Tại Đảo Hòn Chuối Ở Cà Mau
Ngày đăng: 10/04/2013

Hai năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bóp bằng lồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân sinh sống tại đảo Hòn Chuối (Cà Mau). Đó là tín hiệu đáng mừng để người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo.

Những năm trước đây, người dân sống trên đảo Hòn Chuối sinh sống bằng nghề làm thuê cho các tàu đánh bắt hải sản hay câu cá, câu mực sống qua ngày, cuộc sống rất bấp bênh. Thế nhưng, từ năm 2010 trở lại đây, đời sống người dân đã cải thiện đáng kể nhờ mô hình nuôi cá bóp bằng lồng.

Anh Quách Phong Vụ là người khởi xướng mô hình này cho biết: “Nhờ nuôi cá mà đời sống người dân ở đây có phần khấm khá và hầu như các hộ trên đảo đều có nuôi cá bóp”.

Được biết, trước kia anh là thương lái, ra đảo mua cá về bán lại, khi thấy nơi đây có nước trong là điều kiện thuận lợi để nuôi cá bóp bằng lồng nên anh đã mạnh dạn đầu tư nuôi. Đến nay, anh đã có 8 lồng nuôi cá, mỗi lồng từ 200 - 250 con. Hàng năm anh thu lợi nhuận từ nuôi cá trên 500 triệu đồng.

Cá bóp là loại cá tương đối dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn chủ yếu là các loại cá tạp nhưng lại có lợi nhuận kinh tế cao. Hiện nay, thương lái thu mua cá tại đảo có giá từ 110.000 - 115.000 đ/kg, cá nuôi từ 6 - 7 tháng có thể đạt từ 10 kg trở lên.

Hiện nay, nhiều hộ gia đình sống trên đảo có ít nhất một lồng cá, tùy vào kinh tế gia đình mà nuôi với số lượng ít hay nhiều. Anh Trương Thanh Hùng là người dân sống trên đảo cho biết: “Hiện nay, tôi nuôi được một lồng cá, nếu thu hoạch và trừ chi phí còn lời khoảng 50 triệu đồng”.

Tuy nhiên, khó khăn chung của những người dân nơi đây là thiếu vốn. Nguồn vốn có được để nuôi cá là vốn tích lũy của bao năm vất vả làm ăn trên đảo với tiền vay mượn thêm.

Ông Lê Văn Phương, Tổ trưởng Tổ nhân dân tự quản đảo Hòn Chuối cho biết: “Đời sống người dân nơi đây đã khắm khá hơn nhờ nuôi cá. Tuy nhiên, hiện tại khó khăn chung của người dân trên đảo là thiếu vốn, nhiều hộ muốn nuôi hay mở rộng diện tích nuôi lại không có vốn”. Vốn đầu tư làm lồng và mua cá giống khoảng 50 - 70 triệu đồng, tùy vào số lượng lồng và cá giống.

Mặc dù nghề nuôi cá bóp đang có triển vọng phát triển tại đảo Hòn Chuối, nhưng do thiếu vốn đầu tư nên mô hình này vẫn chưa thể nhân rộng, đời sống các hộ dân sống trên đảo vẫn còn đó những khó khăn và đang cần sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành, để họ có thể yên tâm bám biển, làm giàu từ biển.


Có thể bạn quan tâm

Khơi thông nhiều thị trường thủy sản Khơi thông nhiều thị trường thủy sản

Bộ NN&PTNT đã có nhiều nỗ lực trong việc tiếp cận các thị trường tiềm năng để xuất khẩu (XK) thủy sản. Nhiều thị trường đã thông suốt về thủ tục, nhưng XK được nhiều hay ít còn phụ thuộc nhu cầu thực sự của các thị trường này.

03/09/2015
Ngành chăn nuôi hội nhập bằng trứng vịt, heo sữa? Ngành chăn nuôi hội nhập bằng trứng vịt, heo sữa?

Ngành chăn nuôi sẽ khó trụ vững khi nhiều dòng thuế nhập khẩu sẽ chạm mức bằng không.

03/09/2015
Hải sản miền Trung lại điệp khúc được mùa, rớt giá Hải sản miền Trung lại điệp khúc được mùa, rớt giá

Đang chính vụ khai thác, nhưng không khó để bắt gặp cảnh tàu thuyền đánh bắt xa bờ của ngư dân miền Trung nằm bờ san sát. Nhiều đội tàu thiếu bạn thuyền hàng tháng trời vì chi phí không bù lỗ nổi.

03/09/2015
Hàng Việt nguy cơ lép vế khi hội nhập do quá nhiều khâu trung gian Hàng Việt nguy cơ lép vế khi hội nhập do quá nhiều khâu trung gian

Mặc dù hàng Việt hiện đã có chỗ đứng nhất định trong các cơ sở phân phối ở Việt Nam nhưng nhiều ý kiến chuyên gia nhận định con số này chưa thực sự bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng như hiện nay.

03/09/2015
Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam

Giá trị xuất khẩu thủy sản 8 tháng năm 2015 theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 4,13 tỷ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2014.

03/09/2015