Khơi thông nhiều thị trường thủy sản

Tại buổi họp báo về tình hình hoạt động của ngành Nông nghiệp trong tháng 8 và thông báo nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 do Bộ NN&PTNT tổ chức chiều tối 31/8, ông Trần Quốc Tuấn, quyền Chánh Văn phòng Bộ NN&PTNT cho biết trong tháng 8, mặc dù ngành đã đạt được kết quả tích cực, nhưng vẫn còn một số vấn đề tồn tại như: Nuôi tôm thẻ chân trắng tiếp tục suy giảm về sản lượng;
XK một số mặt hàng nông sản vẫn còn gặp khó khăn, suy giảm mạnh; tiến độ thực hiện Nghị quyết 19, các nhiệm vụ về cải cách hành chính, xây dựng văn bản pháp quy còn chậm. Vì vậy, trong tháng 9 và các tháng cuối năm 2015, các đơn vị cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của Bộ, ngành để thực hiện các nhiệm vụ được giao và chuẩn bị tích cực cho việc thực hiện nhiệm vụ năm 2016.
Trong 8 tháng qua, kim ngạch XK các mặt hàng nông sản chính ước đạt trên 9,2 tỉ USD, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2014. Đặc biệt, lượng XK thủy sản tuy đạt gần 4,13 tỉ USD, nhưng giá trị này cũng đã giảm 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) nhận định nếu theo dõi kim ngạch XK nói chung từ đầu năm đến nay thì nhìn thấy rõ xu hướng XK thủy sản phải theo nhu cầu. Thông thường cuối năm thì nhu cầu tăng, còn đầu năm và giữa năm thì không.
Để tăng kim ngạch XK, theo ông Tiệp phải mở cửa được nhiều thị trường khác nhau, hiện nay, riêng thủy sản đã XK đến trên 140 thị trường.
"Vừa rồi XK có chút sụt giảm là do một số thị trường thắt chặt lại việc nhập tôm sú, nhưng hiện nay đã tháo gỡ được, hy vọng sớm mở cửa trở lại. Thị trường Nga và Liên minh kinh tế Á - Âu cũng khá hứa hẹn. Tháng 7 vừa rồi, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đã sang đàm phán và phía Liên minh Kinh tế Á - Âu đã chấp thuận thêm 4 DN XK thủy sản vào thị trường này. Như vậy, công tác tiếp cận thị trường chúng ta đã làm tốt, nhưng XK được nhiều không thì còn phụ thuộc nhu cầu", ông Tiệp cho biết thêm.
Trả lời các câu hỏi của phóng viên về việc XK thủy sản bị ảnh hưởng do Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ như thế nào, ông Tiệpcho biết: Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ đã ảnh hưởng lớn tới XK thủy sản. Nhiều nước khác như Thái Lan, Malaysia cũng phá giá đồng tiền, nên giá tôm XK của Việt Nam trở nên đắt hơn.
Cùng với việc NHNN đã điều chỉnh và nới biên độ tỉ giá, chu kỳ nhu cầu tiêu thụ thủy sản từ tháng 10 sẽ tăng cao, nhất là vào dịp Giáng sinh, nên hy vọng kim ngạch XK thủy sản cuối năm sẽ gia tăng.
Có thể bạn quan tâm

Đó là cách nói dân dã của các hộ nông dân chuyên về nghề trồng rau mà họ gắn bó bao năm nay. Tuy nhiên, bên cạnh việc chăm chỉ làm ăn của chính các hộ dân, sự đầu tư thiết bị sản xuất, kỹ thuật gieo trồng, nguồn nước tưới và đầu ra sản phẩm từ phía ngành chức năng và chính quyền địa phương là yếu tố hỗ trợ tích cực cho người trồng rau bám đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Hiện tại nông dân các địa phương trong tỉnh đang tất bật xuống giống cây trồng vụ mùa 2015. Đây là thời điểm các huyện phía Tây bước vào mùa mưa nên các loại sâu bệnh gây hại có thể xuất hiện mạnh trên cây trồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu…

Ngoài cánh đồng lúa Hè thu ở khu vực 2, phường III, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, đang xuất hiện một vài trường hợp khá hy hữu. Khi mà ruộng đến ngày thu hoạch bỗng nhiên trên bông lúa vàng đâm chồi xanh mướt, hoặc hạt nứt vỏ lộ cả phần gạo trắng phía bên trong.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng địa phương là chủ trương lớn của huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) sau khi tái lập huyện.

Dự án trồng cây sơn tra, vối thuốc trong rừng phòng hộ giai đoạn 2016 - 2020 được triển khai trên địa bàn 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải (Yên Bái).