Đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính

Ông Lương Thanh Văn, tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Việt Úc cho biết, mục tiêu của dự án là sản xuất chế biến, kinh doanh tôm thương phẩm với quy mô từ 100 - 300 tấn/ha mặt nước nuôi/năm tại ấp Cồn Cống, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang với nhu cầu sử dụng đất dự kiến là 350 ha. Hình thức thực hiện là đầu tư mới (có phân kỳ giai đoạn thực hiện) do Công ty Việt Úc làm chủ đầu tư thực hiện dự án với tổng số vốn dự kiến là 500 tỷ đồng.
Công ty Việt Úc sẽ đầu tư khu nuôi 150 ha trong giai đoạn 1, thời gian xây dựng dự kiến 12 - 20 tháng kể từ ngày có giấy chứng nhận đầu tư. Giai đoạn 2, công ty sẽ đầu tư khu nuôi 100 ha, thời gian xây dựng dự kiến 12 - 15 tháng tiếp theo. Giai đoạn 3, công ty sẽ tiếp tục đầu tư khu nuôi 100 ha, thời gian xây dựng dự kiến 12 - 15 tháng tiếp theo. Thời gian thực hiện dự án và hoạt động dự án là 50 năm. Loại hình đầu tư thành lập công ty mới 100% vốn nước ngoài.
Việc đầu tư xây dựng dự án nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho ngành thủy sản của địa phương và tỉnh nhà, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Trước đó, ngày 25/3/2015, tại ấp Vĩnh Lạc (xã Vĩnh Thịnh, H. Hòa Bình, Bạc Liêu), Công ty CP Việt - Úc Bạc Liêu (thuộc Công ty cổ phần thủy sản Việt Úc) cũng đã tổ chức thả tôm giống theo mô hình “Nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính”. Dự án có quy mô sản xuất 50 ha, được chia làm 414 ao nuôi, mỗi ao rộng 500 m2, mật độ thả giống từ 200 - 500 con/m2, tổng vốn đầu tư 180 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1, Công ty CP Việt - Úc Bạc Liêu tổ chức thả nuôi 90 ao.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Thuận (tổ dân phố Hậu Phước, phường Ninh Hà) cho biết: “Nuôi tôm trái vụ nếu gặp thời tiết thuận lợi thì có lãi, nhưng gặp mưa bão thì mất trắng. Cũng vì sự bấp bênh ấy mà người dân không dám thả nuôi nhiều”. Năm 2013, 2 vụ nuôi chính, gia đình ông Thuận thua lỗ hơn 100 triệu đồng. Sau đó, gia đình ông tiếp tục thả nuôi vụ phụ vào mùa đông với 15 vạn con tôm thẻ chân trắng, 6.000 con cua, 3.000 con cá dìa.

Cá bông lau là loài da trơn, thân mình thon dài, đuôi đỏ, chỉ đánh bắt trong môi trường tự nhiên nên cá được nhiều người ưa chuộng bởi thịt trắng, sạch, béo, mùi thơm đặc trưng và giàu dinh dưỡng. Loài cá này không dễ đánh bắt, ngày nay lại càng hiếm hơn khiến giá bán rất cao, từ 150.000 - 250.000 đồng/kg, có khi bắt được cá lớn bán được cả triệu đồng. Theo kinh nghiệm riêng, người đánh bắt xác định những vùng nước có ổ cá để giăng lưới, rồi nằm tài đợi cả đêm cũng như dân chạy xe ôm chờ khách.

Ngày 10-2, các chủ thu mua tôm hùm giống tại đường Hàm Tử, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn cho biết, giá tôm hùm bông giống cao nhất là 370 nghìn đồng/con đối với tôm hùm bông từ đầu vụ thì nay đã giảm còn 170 nghìn đồng/con. Còn đối với tôm hùm xanh, dao động ở mức 70 nghìn đồng/con.

Vài năm trở lại đây, cùng với việc đầu tư mạnh trong việc đóng mới tàu cá công suất lớn để vươn khơi đánh bắt xa bờ, ngư dân trong tỉnh còn hiện đại hóa các thiết bị hỗ trợ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành kinh tế biển tiếp tục phát triển mạnh đứng vào tốp đầu cả nước.

Năm 2014, sản xuất thủy sản của tỉnh Nam Định tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, sức cạnh tranh cao phù hợp với hệ sinh thái, khai thác tối đa lợi thế của địa phương; nâng cao năng lực khai thác xa bờ. Tổng sản lượng thủy sản cả năm đạt 110,4 nghìn tấn, tăng 9,5% so với năm 2013; trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 65.900ha, sản lượng khai thác đạt 44.500ha.