Mô hình lúa VietGap đầu tiên ở Bắc Ninh

Là vùng chuyên canh lúa hàng hóa từ năm 2010, thôn Đức Lân, xã Yên Phụ, huyện Yên Phong có đến 90% diện tích trồng các loại lúa nếp, trong đó chủ đạo là giống Nếp cái hoa vàng, BM9603, PD2… Tuy nhiên, do đầu ra không ổn định, giá cả phụ thuộc nhiều vào thị trường sau thu hoạch nên việc sản xuất lúa nếp hàng hóa vẫn chưa đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn cho địa phương thuần nông này.
Vụ mùa năm 2013, được sự tư vấn của Viện Bảo vệ thực vật Trung ương, HTX Đức Lân thử nghiệm xây dựng mô hình sản xuất lúa nếp hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGap với quy mô 50ha. Để quá trình thực hiện mô hình luôn được theo dõi sát sao, HTX đã thành lập riêng một Ban quản lý về sản xuất lúa VietGap dưới sự kiểm tra của Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1.
Theo đó, từng đội sản xuất nhỏ như đội vệ sinh môi trường, đội phòng trừ sâu bệnh... lập sơ đồ, khoanh vùng từng diện tích, từng loại giống để dễ dàng trong việc chăm sóc, quản lý. Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng cho xây dựng các bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón để giữ gìn vệ sinh môi trường. Cùng với HTX, người dân cũng chủ động thăm đồng, phòng trừ dịch hại, trao đổi kỹ thuật với các cán bộ và nông dân khác.
Có thể bạn quan tâm

Kể từ khi bệnh vàng lá gân xanh xuất hiện đến nay, những vườn cam sành bạt ngàn nằm ven các con lộ nông thôn chạy qua địa bàn các xã, thị trấn của huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy ngày nào đã nhanh chóng thay màu lá mới, khi màu xanh tươi tốt dần biến mất và để lại một màu vàng nhạt nhẽo ngoài mong đợi.

Từ sáng sớm tới chiều muộn, chợ Hà Vỹ không lúc nào ngớt người ra vào. Người mua kẻ bán mặc cả, gia cầm kêu inh ỏi. Vợ anh Thường, chủ ki ốt B3 cho biết, đều như vắt chanh, ngày hai lượt chiếc loa truyền thanh chợ Hà Vỹ oang oang bản tin cảnh báo dịch cúm H5N6.

Ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi chim cút Nguyễn Hồ, ở xã Long An (Châu Thành, Tiền Giang) cho biết: Từ đầu năm 2014 đến nay, Cty CP Rau quả Tiền Giang đã thu mua hơn 12 triệu trứng cút của trang trại để chế biến trứng cút đóng lon XK sang Nhật Bản.

Thay vì đợi tới khi vào vụ để bán mía cho các nhà máy ép đường, nhiều nông dân ở Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã chọn cách bán mía chục (bán cây lẻ) cho thương lái làm nước giải khát.

Theo Cty CP Chế biến tinh bột sắn XK Bình Định (BDSTAR), từ đầu vụ SX (cuối tháng 8/2014) đến nay, giá thu mua sắn là 1.850đ/kg với sắn có hàm lượng tinh bột đạt 30%. “Giá sắn chỉ cần đứng ở mức 1.000đ/kg nông dân đã có lãi”, ông Phan Sĩ Hùng, Phó phòng NN-PTNT huyện Phù Cát (Bình Định), khẳng định.