Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Lồng Lưới - Hướng Đi Mới Cho Cây Rong Sụn Ở Cam Ranh (Khánh Hòa)

Mô Hình Lồng Lưới - Hướng Đi Mới Cho Cây Rong Sụn Ở Cam Ranh (Khánh Hòa)
Ngày đăng: 07/11/2013

Với đặc điểm dễ trồng và mau chóng cho thu hoạch, rong sụn đã được nhiều hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc TP Cam Ranh (Khánh Hòa) áp dụng nuôi trồng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, với phương pháp trồng dây đơn trên đáy hiện tại bà con cần phải chăm sóc rất kỹ lưỡng mới mong có lãi sau thu hoạch. Tiếp tục áp dụng thành công từ việc triển khai thí điểm dự án "Trồng rong sụn trong lồng lưới" do Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ đầu tư, đến nay, mô hình trồng rong sụn của các hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc, Cam Ranh đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Ông Lê Văn Hoàng ở phường Cam Phúc Bắc, thành phố Cam Ranh gắn bó với cây rong sụn hơn 10 năm nay. Phương pháp ban đầu ông tiến hành trồng là dây đơn trên đáy. Hai vụ sản xuất gần đây, từ sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, ông và một số hộ dân ở địa phương đã thử nghiệm trồng rong sụn trong lồng lưới. Nhờ việc hạn chế thất thoát rong trong quá trình sản xuất, mô hình trồng rong sụn bằng lồng lưới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương pháp sử dụng dây đơn. Không chỉ cải thiện về mặt năng suất khi thu hoạch, mà chất lượng rong trồng bằng phương pháp mới cũng luôn được đảm bảo tốt hơn cách làm trước đây ông Hoàng áp dụng.

Ông Lê Văn Hoàng chia sẻ: "Nuôi rong trong lồng lưới để giảm bớt cá, hoặc là giảm bớt sự thất thoát. Rong sụn khi rụng sẽ không bị trôi dạt, ngoài ra một số rong vụn mình mua về làm giống bán giá rất cao, trong khi rong vụn đem phơi rất phí nên lấy lồng, bỏ rong vụn vô thì khoảng 20 - 25 ngày sau sẽ có một lượng giống lớn".

Với 1 tấn rong giống ban đầu (trị giá hơn 7 triệu đồng) theo phương pháp dây đơn trên đáy, sau 6 tháng, nếu thuận lợi sẽ cho thu hoạch khoảng 30 tấn rong tươi, tương đương với 4 tấn rong khô; còn khi trồng trong lồng lưới, bà con sẽ thu hoạch hơn 50 tấn rong tươi (tương đương 7 tấn rong khô). Hiện với giá bán 17.000 đồng/kg, sau khi trừ đi chi phí, sản lượng rong khô áp dụng theo phương pháp mới sẽ mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng cho bà con nông dân. Hơn nữa, nhờ được lồng lưới bảo vệ nên khoảng 2 tháng sau khi trồng, rong sụn sẽ nhanh chóng cho thu hoạch lứa đầu tiên.

Ông Trương Văn Sa Tăng - Chủ tịch Hội Nông dân phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh cho biết: "Mô hình trồng rong sụn các nhà khoa học đã tính đến, vì không tốn nhiều công sức về cho ăn, bảo quản đầu tư, duy nhất chỉ tốn công lao động, thu hút rất nhiều công lao động để bà con làm cho rong sạch để phát triển. Điều kiện ở Cam Ranh cây rong gần như phát triển được 4 mùa, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết; về rong sụn địa phương cũng xác định đây là mô hình giúp cho bà con thoát nghèo bền vững".

Rong sụn phát triển tốt ở các vùng nước lưu chuyển thông thoáng và thường xuyên. Nước bị tù hay sự di chuyển kém làm cho tốc độ phát triển của rong chậm lại và có thể bị tàn lụi. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển cũng như chất lượng của rong khi tiến hành trồng. Thông thường, rong sinh trưởng ở nhiệt độ từ 26 – 30 độ C; khi nhiệt độ cao hơn 30 độ C rong sẽ phát triển chậm lại. Nếu nhiệt độ thấp trong khoảng 15 - 18 độ C thì rong ngừng phát triển và có thể bị chết. Như vậy, để rong sụn trồng theo phương pháp lồng lưới sinh trưởng và phát triển tốt nhất, người nuôi cần chú ý đến các yếu tố: nhiệt độ, độ mặn và độ lưu chuyển của nước.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Cây Măng Tây Xanh Kỹ Thuật Trồng Cây Măng Tây Xanh

Măng tây xanh là cây trồng cần có ánh nắng toàn phần, sinh trưởng và phát triển rất mạnh với các loại đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, cùng với chế độ chăm sóc thật chu đáo như trồng rẫy rau màu khó tính

05/06/2011
Ăn Cải Xoong Phòng Ngừa Bướu Cổ Hiệu Quả Ăn Cải Xoong Phòng Ngừa Bướu Cổ Hiệu Quả

Cải xoong được dùng ăn sống (trộn dầu giấm), ăn tái, xào tái, nấu canh với thịt nạc. Ngoài giá trị ăn uống, cải xoong còn được dùng làm thuốc chữa ho, viêm phế quản mạn tính, phòng và chữa bướu cổ, chữa chứng chảy máu chân răng và bệnh scorbut (một bệnh do thiếu vitamin C)

16/02/2011
Công Nhận Giống Lúa Do Nông Dân Nghiên Cứu Công Nhận Giống Lúa Do Nông Dân Nghiên Cứu

Bộ NN-PTNT chính thức công nhận giống lúa Q.Nam 1 là giống cây trồng mới, phù hợp cho cả hai vụ sản xuất đông xuân, hè thu ở các địa phương khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên, và được đưa vào cơ cấu giống của vụ hè thu 2012 tại Quảng Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết ngày 13.5.

15/05/2012
Mô Hình Nuôi Hươu Sao Mới Ở Quảng Ngãi Mô Hình Nuôi Hươu Sao Mới Ở Quảng Ngãi

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây năm 2004, đáng ra anh phải chọn một công việc phù hợp trên con đường tiến thân. Nhưng với Lã Hữu Thương ở xóm Nam Hòa, xã Xuất Hóa, Lạc Sơn (Hòa Bình) lại chọn con đường về quê lập nghiệp xây dựng trang trại lợn rừng.

20/04/2012
Tăng Hiệu Suất Bón Phân Cho Lúa Hè Thu Tăng Hiệu Suất Bón Phân Cho Lúa Hè Thu

Nên sử dụng các loại phân bón chậm tan. Phân chậm tan sẽ làm giảm thất thoát do chậm tan hơn và chậm bốc hơi hơn. Bón phân urea chậm tan có thể tiết kiệm được 20 - 25% so với bón phân đạm thông thường

09/06/2011