Mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất lúa tôm

Mô hình được triển khai với diện tích 200 ha, có 200 hộ dân tại ấp 5, xã Trí Lực, huyện Thới Bình tham gia. Trong đó, cán bộ khuyến nông – khuyến ngư trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trúc Anh cung cấp tôm giống, vật tư, thuốc, hóa chất cho nông dân với giá ưu đãi.
Nhìn chung, năng suất tôm của mô hình liên kết 4 nhà đạt trên 300 kg/ha/vụ, tăng 50 – 70 kg/ha so với nông dân nuôi bên ngoài. Với mô hình này, nhiều bà con có mức thu nhập vượt ngưỡng 70 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với nuôi tôm quảng canh truyền thống, từ đó đem về nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nông dân.
Dịp này, bà con nông dân đã tham quan mô hình tôm nuôi của hộ ông Nguyễn Chí Tài và được nghe báo cáo tham luận của 2 hộ dân tham gia chuẩn bị thu hoạch. Đồng thời có những ý kiến trao đổi với cán bộ tỉnh, huyện về những vấn đề gặp khó trong quá trình nuôi tôm.
Có thể bạn quan tâm
Hàng ngàn dân nghèo sống ở đôi bờ sông Hậu thuộc địa bàn các tỉnh An Giang và Đồng Tháp sẽ có công ăn việc làm sau khi nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Sao Mai đi vào hoạt động.

Cà Mau là một trong những vùng kinh tế thủy sản trọng điểm của cả nước, với vị trí địa lý, điều kiện thổ nhưỡng đã tạo nên tiềm năng và lợi thế phát triển thủy sản cho tỉnh Cà Mau, đặc biệt là nuôi tôm.
Sau 3 ngày 3 đêm thực hiện chuyến biển thực nghiệm khai thác, xử lý bảo quản cá ngừ đại dương (CNĐD) dưới sự hướng dẫn trực tiếp của 4 chuyên gia Nhật Bản, ngày 9.10, ba tàu cá của các ngư dân đã cập Cảng cá Quy Nhơn.
Ngày 07/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 89/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản

Người dân sống dọc đầm Thủy Triều (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) đang rất phấn khởi bởi năm nay, hải sâm tự nhiên phát triển nhiều, góp phần tạo thêm nguồn thu nhập.