Mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất lúa tôm

Mô hình được triển khai với diện tích 200 ha, có 200 hộ dân tại ấp 5, xã Trí Lực, huyện Thới Bình tham gia. Trong đó, cán bộ khuyến nông – khuyến ngư trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trúc Anh cung cấp tôm giống, vật tư, thuốc, hóa chất cho nông dân với giá ưu đãi.
Nhìn chung, năng suất tôm của mô hình liên kết 4 nhà đạt trên 300 kg/ha/vụ, tăng 50 – 70 kg/ha so với nông dân nuôi bên ngoài. Với mô hình này, nhiều bà con có mức thu nhập vượt ngưỡng 70 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với nuôi tôm quảng canh truyền thống, từ đó đem về nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nông dân.
Dịp này, bà con nông dân đã tham quan mô hình tôm nuôi của hộ ông Nguyễn Chí Tài và được nghe báo cáo tham luận của 2 hộ dân tham gia chuẩn bị thu hoạch. Đồng thời có những ý kiến trao đổi với cán bộ tỉnh, huyện về những vấn đề gặp khó trong quá trình nuôi tôm.
Có thể bạn quan tâm

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang cấp hơn 8 nghìn cây giống cam Vinh cho nông dân xã Mỹ An, Tân Lập, Tân Mộc.

Không ngoài dự kiến của người chăn nuôi có kinh nghiệm ở Bình Định, sau thời gian dài “tuột dốc”, hiện giá các loại gia súc, gia cầm đang bắt đầu tăng cao. Các trang trại đang nô nức tái đàn để cung ứng cho thị trường tết.

Ứng dụng nano bạc là giải pháp hữu hiệu trong xử lý môi trường nước tại các vùng nuôi tôm đang bị ô nhiễm hiện nay.

Tại khu vực Bắc Trung Bộ, mưa kéo dài nhiều ngày nay khiến những vùng thấp trũng có nguy cơ ngập úng rất cao.

Bà Nông Thị Vì - người dân tộc Tày, ở thôn Nà Chạp, xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã góp phần xây dựng nên thương hiệu “Quýt ngọt” nức tiếng.