Mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất lúa tôm

Mô hình được triển khai với diện tích 200 ha, có 200 hộ dân tại ấp 5, xã Trí Lực, huyện Thới Bình tham gia. Trong đó, cán bộ khuyến nông – khuyến ngư trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trúc Anh cung cấp tôm giống, vật tư, thuốc, hóa chất cho nông dân với giá ưu đãi.
Nhìn chung, năng suất tôm của mô hình liên kết 4 nhà đạt trên 300 kg/ha/vụ, tăng 50 – 70 kg/ha so với nông dân nuôi bên ngoài. Với mô hình này, nhiều bà con có mức thu nhập vượt ngưỡng 70 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với nuôi tôm quảng canh truyền thống, từ đó đem về nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nông dân.
Dịp này, bà con nông dân đã tham quan mô hình tôm nuôi của hộ ông Nguyễn Chí Tài và được nghe báo cáo tham luận của 2 hộ dân tham gia chuẩn bị thu hoạch. Đồng thời có những ý kiến trao đổi với cán bộ tỉnh, huyện về những vấn đề gặp khó trong quá trình nuôi tôm.
Có thể bạn quan tâm
Sau hơn 10 năm áp dụng phương pháp trồng hoa hồng trên đất lúa, đến nay mô hình trồng hoa của gia đình anh Nguyễn Thanh Hùng ngụ ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò đã mở rộng gần 4.000m2 và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ khi cây nhãn tiêu Huế bị bệnh “chổi rồng”, ông Trương Văn Nghiệp ở ấp Tân Thái, xã Tân Phong (huyện Cai Lậy) đã cùng với nhiều nông dân trong xã chuyển sang trồng nhãn xuồng cơm vàng. Nhờ sự nhanh nhạy này, mỗi năm trên 1 ha nhãn xuồng cơm vàng cho ông thu lãi gần 200 triệu đồng.

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Cai Lậy vừa tổ chức ra mắt Tổ hợp tác “Nuôi heo sinh sản”, với 30 thành viên là hội viên phụ nữ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo của xã Bình Phú.

Trong khi nhiều thanh niên ở nông thôn ra các thành phố lớn để tìm việc làm, thì anh Nguyễn Văn Minh quyết tâm ở lại quê hương xây dựng kinh tế gia đình và anh đã thành công.

Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, đã có 14.000 ha tôm nuôi sinh thái của tỉnh được chứng nhận đạt chuẩn quốc tế (chứng nhận Natureland; ASC, BAP; tiêu chuẩn Selva Shrimp).