Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Tại Xã Vùng Cao Đồng Văn

Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Tại Xã Vùng Cao Đồng Văn
Ngày đăng: 04/03/2011

Từ một hộ nghèo ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh, bằng sự chăm chỉ và mạnh dạn đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, mô hình nuôi dê và lợn rừng của gia đình anh nông dân Lương Văn Say đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, được nhiều người dân trong xã làm theo.

Năm 1995, gia đình anh Lương Văn Say được xã Đồng Văn, Huyện Bình Liêu giao đất để đầu tư phát triển kinh tế. Theo lời anh kể, trước đây khu vực này còn  sót lại rất nhiều mìn do hậu quả của chiến tranh, những ngày đầu khi tiến hành làm trang trại theo mô hình tổng hợp, gia đình anh gặp không ít khó khăn, nhưng với nghị lực cùng mong muốn thoát nghèo đã thôi thúc anh mạnh dạn vay vốn đầu tư những giống cây, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu và môi trường sống của vùng cao. Gia đình anh Say tiến hành nuôi dê từ năm 2005.

Ban đầu chỉ là 20 con, đến nay, số lượng đàn dê của gia đình anh có trên 40 con, cho thu nhập hàng năm từ 10 đến 15 triệu đồng. Trong quá trình nuôi, anh nhận thấy, việc nuôi dê đã tận dụng được  diện tích đồi núi rộng, hơn nữa chăn nuôi dê không chỉ cần ít vốn, quay vòng vốn nhanh mà còn tận dụng được lao động nhàn rỗi. Đặc biệt, thức ăn của loài vật nuôi này lại dễ kiếm, chủ yếu là cỏ và lá cây do đó đã khai thác được tiềm năng đồi rừng của địa phương. Tuy nhiện, điều mà anh Say quan tâm đó chính là việc phòng bệnh cho dê để đàn dê của gia đình anh được đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng.

Nghề nuôi dê phát triển đã mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển vật nuôi tại xã Đồng Văn;  góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp của các địa phương miền núi nói chung và Đồng Văn nói riêng. Có thể  khẳng định, nghề chăn nuôi dê từ những hộ cá thể như gia đình anh Lương Văn Say đã giúp cho cơ cấu kinh tế của xã Đồng Văn có bước chuyển biến rõ nét.

Kết hợp chăn thả dê, gia đình anh Say đã mạnh dạn đầu tư nuôi thêm lợn rừng. Đây được xác định là loài vật nuôi thích nghi cao với điều kiện sống ở vùng cao như xã Đồng Văn. Trong quá trình nuôi anh thấy, nuôi lợn rừng chi phí thức ăn ít, thời gian nuôi ngắn, dễ nuôi, sinh sản tốt, tỷ lệ sống cao và ít bệnh tật. Giúp lợn thích nghi với điều kiện sống một cách tốt nhất, anh đã áp dụng nuôi nhốt kết hợp chăn thả bán hoang dã. Anh tiến hành dựng rào che chắn bằng lưới, bên trong có vườn cây và hệ thống chuồng có mái che, tạo không gian sạch sẽ thông thoáng để thả rong lợn; đồng thời sử dụng thức ăn từ các phu phẩm nông nghiệp như cám gạo, bột sắn, bột ngô….Ban đầu số vốn đầu tư cho trang trại tổng hợp của anh là con số 100 triệu, được vay từ nguồn vốn ngân hàng, đến nay con số đầu tư đã lên đến vài trăm triệu đồng.

Trên diện tích gần 20 ha, anh Say kết hợp trồng trên 500 gốc vải. Việc mạnh dạn đầu tư theo mô hình kinh tế trang trại tổng hợp đã giúp gia đình anh xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu; đồng thời góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương. Thế mạnh vườn đồi là thế nhưng cái khó khăn trước mắt đối với không chỉ gia đình anh Say nói riêng mà với đại đa số bà con vùng cao nơi đây vẫn xuất phát từ nguồn vốn vay để đầu tư. Đây thực sự là bài toán đặt ra cho các cấp chính quyền phải có hướng hỗ trợ, tạo điều kiện cho bà con Đồng Văn mạnh dạn phát triển làm kinh tế.

Xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu hôm nay đang từng bước thay da đổi thịt từ chính những tiềm năng, lợi thế của một xã vùng cao biên giới. Nhiều mô hình làm kinh tế mới như hứa hẹn những thành công trong thời gian tới. Tuy nhiên, để nhân rộng hơn nữa những mô hình trang trại tổng hợp, bà con xã Đồng Văn nói riêng và huyện Bình Liêu nói chung cần nhiều hơn nữa những chính sách hỗ trợ về vốn, giống cùng những định hướng cho việc phát triển kinh tế theo hướng lâu dài và bền vững./.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân “Chết Đứng” Vì Cá Chẽm Nông Dân “Chết Đứng” Vì Cá Chẽm

100 hộ dân ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đang điêu đứng vì cá chẽm nuôi ra không bán được, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

08/06/2013
Thử Nghiệm Thành Công Mô Hình Trồng Rong Nho Ở Huyện Trường Sa Thử Nghiệm Thành Công Mô Hình Trồng Rong Nho Ở Huyện Trường Sa

Đoàn công tác của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hải dương học vừa nghiệm thu mô hình và bàn giao sản phẩm từ mô hình trồng đáy và trồng treo rong nho biển trong bể cho UBND huyện Trường Sa. Đây là kết quả thực hiện đề tài chuyển giao kỹ thuật trồng, chế biến và bảo quản rong nho biển cho quân và dân huyện đảo Trường Sa, do Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hòa (Viện Hải dương học) làm chủ nhiệm.

06/09/2013
Làm Giàu Trên Lưng “Tử Thần” Làm Giàu Trên Lưng “Tử Thần”

Ở Phú Vang, rất nhiều người biết đến ông Võ Diên (thôn Tân Mỹ, thị trấn Thuận An Phú Vang - Thừa Thiên Huế) – người dám biến vùng đất đầy bom mìn, lau sậy thành hồ nuôi trồng thủy sản.

06/09/2013
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm

Dự án “Mô hình tưới nước tiết kiệm cho dân nghèo Nam Trung Bộ tại Ninh Thuận” được Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Tổ chức iDE triển khai thực hiện từ tháng 2-2011. Qua hơn 2 năm thực hiện, mô hình không chỉ giúp người dân giải quyết vấn đề khó khăn về nước sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng mà còn góp phần quan trọng bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường trên những vùng đất khô cằn.

29/07/2013
Hiệu Quả Lúa Lai Arize B-TE1 Vùng Tôm Lúa Hiệu Quả Lúa Lai Arize B-TE1 Vùng Tôm Lúa

ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, với diện tích canh tác hàng năm hơn 4 triệu ha, chiếm khoảng 50% sản lượng lúa cả nước. Tuy nhiên, đây là một trong 5 vùng bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu nên nông nghiệp ĐBSCL đang đứng trước những thách thức lớn.

06/09/2013