Mô Hình Kết Hợp Lúa - Ếch - Cá Cho Lợi Nhuận Cao

Hiện nay, xu hướng sản xuất đa canh, đa con trên cùng một diện tích được nhiều nông dân xã Phong Thạnh Đông A (huyện Giá Rai - Bạc Liêu) áp dụng. Với mô hình lúa - ếch - cá kết hợp, mỗi năm đem về cho người nuôi hàng trăm triệu đồng. Theo đó, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, có điều kiện mua sắm máy móc phục vụ sản xuất.
Theo đánh giá của Hội Nông dân xã Phong Thạnh Đông A, mô hình lúa - ếch - cá kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao. Những hộ áp dụng mô hình này mỗi năm thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Nhờ phát huy thế mạnh đa canh, đa con mà đời sống người dân trên địa bàn xã ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần. Từ đó, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, làm thay đổi diện mạo nông thôn.
Ông Ngô Văn Hoàng (ấp 8, xã Phong Thạnh Đông A) cho biết: “Với 3,8ha đất, mỗi năm tôi trồng 3 vụ lúa, bình quân mỗi vụ thu lãi từ 70 - 80 triệu đồng. Bên cạnh đó, hàng năm tôi còn thu về vài chục triệu đồng từ việc nuôi cá và ếch”.
Chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, nhiều nông dân xã Phong Thạnh Đông A cho biết, cá và ếch là loại rất dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư thấp nhưng cho lợi nhuận cao. Bình quân 1.000 con ếch sau khi trừ chi phí, người nuôi thu lãi trên 2 triệu đồng. Nguồn thức ăn cho ếch và cá chủ yếu là thức ăn công nghiệp dạng viên, có thể cho ếch ăn thêm cá tạp, ốc bươu vàng xay nhuyễn, mỗi ngày cho ăn từ 2 - 3 lần. Khi thấy nước ao bị đục, có mùi hôi thì cần thay nước hoặc xử lý bằng hóa chất.
Lúa - ếch - cá là mô hình cho lợi nhuận cao, giúp nông dân cải thiện cuộc sống. Vì vậy, để phát huy tính ưu việt và nhân rộng mô hình này, thời gian tới ngành Nông nghiệp tỉnh cần tăng cường công tác tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương tại tỉnh Đồng Tháp do Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Lê Vĩnh Tân làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với TP.Sa Đéc về các nội dung phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong năm 2014 và định hướng phát triển thành phố hoa của địa phương trong thời gian tới.

Hiện nay, nông dân thị trấn Tràm Chim, các xã Phú Thọ, Phú Cường, Phú Đức, Phú Hiệp (huyện Tam Nông) bắt đầu thu hoạch dưa hấu vụ thu đông năm 2014 với tổng diện tích 80ha, giá bán từ 7.000 -10.000 đồng/kg.

Việc tổ chức hội nghị cập nhật kiến thức về Đề án tái cơ cấu nông nghiệp là cần thiết cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện trong việc nghiên cứu các nội dung, mục tiêu, giải pháp thực hiện đề án. Qua đó, tạo sự đồng thuận thông suốt trong cả hệ thống chính trị ở địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện đề án đạt kết quả cao nhất.

Qua triển khai, Phó chủ tịch UBND huyện Tam Nông Lê Hoàng Nam đánh giá cao triển vọng của dự án, đồng thời yêu cầu Công ty và Hợp tác xã tôm càng xanh thống nhất về thời gian xuống giống; UBND xã Phú Thành B tăng cường tuyên truyền để bà con đăng ký tham gia nhiều hơn; ngành nông nghiệp huyện hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân trong suốt quá trình thực hiện dự án...

Là huyện nghèo, nền kinh tế chậm phát triển; trong những năm qua, huyện Xín Mần đã xác định: Lấy sản xuất nông nghiệp làm hướng đi chính trong phát triển kinh tế, XĐGN. Theo đó, để sản xuất nông nghiệp trở thành hướng đi chủ đạo của nền kinh tế, huyện đã quy hoạch, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy thế mạnh của từng vùng, áp dụng KHKT, đưa nhanh giống mới vào sản xuất, đầu tư thâm canh...