Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bớt nghèo nhờ năng động làm ăn

Bớt nghèo nhờ năng động làm ăn
Ngày đăng: 21/10/2015

Xã nghèo đổi thay

Chủ tịch UBND xã Bình Giang - ông Nguyễn Đình Tùng cho biết, Bình Giang là xã vùng cát trắng nằm ở phía đông huyện Thăng Bình. Mấy năm trước, xã vẫn gặp rất nhiều khó khăn bởi cơ sở hạ tầng vừa thiếu vừa yếu, sản xuất nông nghiệp bấp bênh do thiếu nước.

Hầu hết các tuyến đường giao thông ở Bình Giang đều là đường đất nên vào mùa mưa, người dân đi lại rất khó khăn. Đời sống của đại bộ phận nhân dân thiếu thốn.

Từ một xã trắng đường bê tông, đến nay đường giao thông của Bình Giang đã cơ bản được bê tông hóa.  Ảnh: Đại Nghĩa

“Từ khi có Chương trình NTM, Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng một loạt tuyến đường tỉnh, đường huyện trọng điểm về các xã phía đông của huyện Thăng Bình, trong đó có Bình Giang. Bên cạnh đó, Bình Giang cũng được tỉnh, huyện đầu tư nâng cấp, xây mới các công trình trường học, trạm y tế, chợ, nhà văn hóa...

Việc đầu tư đồng bộ này đã tạo nên một sự thay đổi kỳ diệu cho Bình Giang...” – ông Tùng chia sẻ.

Đặc biệt là từ một xã “trắng” đường bê tông, đến nay 19/19km đường trục xã, liên xã của Bình Giang đã được bê tông hóa; đường làng, ngõ xóm cũng được đầu tư chỉnh trang nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Cùng với sự quan tâm đầu tư từ các cấp, cần phải kể đến sự vào cuộc nhiệt tình của người dân Bình Giang.

Người dân không chỉ hiến đất, tham gia ngày công làm đường, kênh mương và giao thông nội đồng..., mà còn đóng góp hàng chục tỷ đồng để xây dựng các công trình phục vụ dân sinh.

Ông Phan Văn Tám – Trưởng thôn Bình Túy phấn khởi nói, từ năm 2011 đến nay, việc triển khai xây dựng NTM được người dân trong thôn hưởng ứng rất nhiệt tình. Bà con tự nguyện hiến đất, tham gia hàng ngàn ngày công làm đường. Nhờ đó, đường thôn, đường ngõ ở Bình Túy đã được trải bê tông phẳng lỳ, nhà cửa hai bên đường cũng được bà con chỉnh trang hiện đại hơn trước…

Nâng cao các tiêu chí

 Khi mới triển khai xây dựng NTM, Bình Giang chỉ đạt 1/19 tiêu chí, đến nay xã đã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí và dự kiến sẽ được công nhận đạt chuẩn NTM vào cuối năm nay.  

Theo ông Tùng, ngoài việc đầu tư mạnh cho hạ tầng, Bình Giang còn được quan tâm đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng kênh mương, thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất.

Xã cũng đã vận động nhân dân dồn điền đổi thửa trên 220ha đất trồng lúa, xây dựng các cách đồng mẫu với diện tích trên 200ha tại thôn 1, thôn 2…; xây dựng hàng chục mô hình chăn nuôi - trồng trọt hiệu quả như nuôi bò vỗ béo, trồng nấm, trồng rau an toàn, nuôi tôm – cá nước lợ... Nhờ đó, nhiều hộ dân Bình Giang đã thoát nghèo.

“Toàn thôn Bình Túy có 600 hộ, người dân chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp. Mấy năm nay, ngoài trồng lúa trong các cánh đồng lớn, bà con còn tích cực phát triển cây màu, chăn nuôi trâu bò, heo...

Nhờ đó thu nhập của bà con tăng nhanh, hộ nghèo còn không đáng kể” - ông Phan Văn Tám - Trưởng thôn Bình Túy cho biết.

“Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã là 27,8%, thu nhập bình quân chỉ 14 triệu đồng/người/năm. Sau gần 5 năm xây dựng NTM, đến nay tỷ lệ hộ nghèo của Bình Giang chỉ còn 4,12%, thu nhập bình quân đầu người trên 23 triệu đồng/người /năm...” – ông Tùng chia sẻ.

Theo ông Tùng, mặc dù xã đã đạt 19/19 tiêu chí NTM, nhưng một số tiêu chí vẫn chưa thật sự bền vững.

Hạ tầng dù đã được đầu tư nhiều, song vẫn còn những hạn chế nhất định, vì vậy thời gian tới, ngoài việc huy động, lồng ghép các nguồn lực ở địa phương, Bình Giang rất cần sự quan tâm đầu tư hơn nữa của cấp trên để nâng cao tính bền vững của các tiêu chí NTM. 


Có thể bạn quan tâm

Chuẩn Bị Đưa Hệ Thống Xử Lý Quả Thanh Long Bằng Hơi Nước Nóng Vào Hoạt Động Ở Bình Thuận Chuẩn Bị Đưa Hệ Thống Xử Lý Quả Thanh Long Bằng Hơi Nước Nóng Vào Hoạt Động Ở Bình Thuận

Đến thời điểm này, Công ty TNHH XNK Nông sản Hồng Ân (xã Hải Ninh, Bắc Bình - Bình Thuận) đã hoàn thành việc đầu tư, xây dựng Nhà máy xử lý thanh long bằng hệ thống xử lý hơi nước nóng, công suất 4.200 tấn/năm. Theo đó, công ty đã có văn bản trình Cục Bảo vệ thực vật xem xét, kiểm tra để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động và bảo đảm tính pháp lý cho việc vận hành nhà máy.

17/04/2013
Học Kinh Nghiệm Nuôi Và Xuất Khẩu Thủy Sản Học Kinh Nghiệm Nuôi Và Xuất Khẩu Thủy Sản

Chiều 14-4, ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết, hiệp hội đang cùng các nhà chuyên môn thuộc Bộ NN-PTNT sang Na Uy để nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về mô hình nuôi, chế biến và xuất khẩu cá hồi. Na Uy là đất nước nổi tiếng về nghề nuôi và xuất khẩu cá hồi, xuất khẩu cá hồi đạt khoảng 5 - 6 tỷ USD/năm.

18/04/2013
Không Phát Hiện Chất Cấm Trong Thủy Sản Nuôi Không Phát Hiện Chất Cấm Trong Thủy Sản Nuôi

Theo Cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam bộ, hiện các thủy sản chủ lực đang được nuôi ở các tỉnh phía Nam là cá tra, tôm... hầu như không bị phát hiện kháng sinh cấm.

03/08/2013
Giá Tăng, Nghề Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè Hồi Phục Giá Tăng, Nghề Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè Hồi Phục

Sau thời gian rớt giá và tiêu thụ khó khăn do ảnh hưởng của tin đồn thất thiệt, mấy ngày gần đây, giá cá điêu hồng thương phẩm nuôi lồng bè ở Tiền Giang bất ngờ tăng trở lại và khan hiếm hàng, khiến người nuôi rất phấn khởi bởi không còn chịu cảnh thua lỗ dẫn đến treo bè như trước.

10/09/2012
Thành Công Với Mô Hình Nuôi Cá Rô Đồng Thâm Canh Thành Công Với Mô Hình Nuôi Cá Rô Đồng Thâm Canh

Là nông dân đầu tiên thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng thâm canh của huyện Vĩnh Lợi, ông Đặng Thanh Phong, ngụ ấp Giồng Bướm B, xã Châu Thới chia sẻ: “Xuất pháp từ suy nghĩ cần phải thực hiện mô hình thủy sản nước ngọt nào vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình mình, vừa để bà con trong xóm, ấp tham quan học hỏi để cùng thực hiện”.

17/06/2013