Mô Hình Gà Ri Lai Tại Thị Trấn Phong Châu Thu Lãi 12 - 13 Triệu Đồng Ở Phú Thọ

Trạm khuyến nông huyện Phù Ninh (Phú Thọ) vừa tổ chức tham quan đánh giá mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học tại thị trấn Phong Châu.
Mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học có xử lý chất thải bằng men vi sinh với quy mô 1.000 con được thực hiện tại khu 2 thị trấn Phong Châu. Giống gà được nuôi thả là giống lai tạo giữa giống gà ri với các loại gà khác như: Gà mía, gà Đông Cảo, gà Lương phượng... khi thả gà giống có trọng lượng từ 35 đến 40 g/con. Sau 3 tháng nuôi, đến nay gà mái đạt trọng lượng 1,8 kg/con và 2,2 kg/con đối với gà trống; tỷ lệ nuôi sống đạt 86%. Theo hạch toán kinh tế với giá tại thời điểm này thu lãi khoảng 12 đến 13 triệu đồng. Trong quá trình nuôi nền đệm lót chuồng sử dụng hệ men vi sinh vật giảm tối đa mùi hôi thối, độc hại, giảm dịch bệnh; môi trường chăn nuôi tương đối sạch sẽ.
Từ mô hình này mở ra hướng chăn nuôi mới dễ áp dụng, chi phí đầu tư thấp góp phần giảm ô nhiễm môi trường; nâng cao thu nhập và cải thiện sức khỏe cho người chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Giá tôm sú trên thị trường thế giới nói chung và trên thị trường Nhật Bản nói riêng vẫn ở mức cao là cơ sở chính giúp giá trị XK tôm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản duy trì tăng trưởng mạnh. Trong khi, giá tôm chân trắng đang có chiều hướng giảm bởi nguồn cung loại tôm này gia tăng nhờ sản xuất tại nhiều nước cải thiện hơn sau “cơn bão” EMS (Hội chứng tôm chết sớm).

Sinh ra từ cái nôi của làng nghề, ông Nguyễn Duy Hòa, chủ cơ sở đồ gỗ Hòa Hiếu là một trong những người “giữ lửa” nghề truyền thống ở làng Hạ Vũ. Sau hơn 20 năm thành lập, từ một cơ sở sản xuất nhỏ, đến nay người chủ cũng là nghệ nhân này đã có một cơ ngơi với hai cơ sở sản xuất gần 600m2, có uy tín trên thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Trong quá trình hoạt động, công ty gặp không ít khó khăn, như: Cơ sở vật chất, lao động phân bố rải rác trên địa bàn gây khó khăn trong công tác quản lý, điều hành; một số hệ thống công trình quan trọng lâu năm đã bị xuống cấp, hư hỏng không đáp ứng được nhu cầu phục vụ; tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp (hạn hán, lũ lụt, mặn ngày càng thâm nhập sâu); bên cạnh đó, tài chính gặp cũng không ít khó khăn do việc cấp phát vốn theo kế hoạch đang còn chậm...

Thời điểm hiện nay, sau một thời gian khá trầm lắng, nhu cầu sử dụng phân bón trên địa bàn Bình Định đang bắt đầu sôi động trở lại khi nông dân bước vào vụ sản xuất Đông Xuân 2014-2015.

Ngày 13.6, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong năm 2014 này, tỉnh đã đồng ý cho huyện Lạc Dương xây dựng 26 mô hình chăn nuôi và trồng trọt trong vùng đồng bào DTTS huyện Lạc Dương (huyện có gần 80% đồng bào DTTS sinh sống) theo chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững.